Lời dẫn
Từ xưa tới nay, lịch sử là do thiên nhiên (yếu tố khách quan) và con người (yếu tố chủ quan) tạo ra. Sử học dựa trên tinh thần khách quan, trung thực. Từ người chép sử tới các sử gia đều phải tôn trọng tinh thần này; không ai có thề viết sử theo ý của mình hay sửa đổi những sự kiện nhằm che dấu tội ác hay tự tôn vinh mình !
Sử học.
Sử học là một môn khoa học tổng hợp, bao gồm các khoa khảo cổ, nhân chủng, xã hội, văn hóa, ... nhằm tìm kiếm những di tích, bằng chứng, ... và dựa trên các dữ kiện này, đưa ra một số lý giải. Lịch sử của con người, loài vật, thiên nhiên đều là lịch sử của ... “cái bụng” (hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm vật chất và tinh thần). Để giải quyết nhu cầu sống còn, người và vật phải kiếm ăn, lịch sử hình thành từ đó. Ở châu Phi, người nguyên thủy sống trên cây, khí hậu biến đổi khiến hái lượm không đủ sống, nên buộc phải xuống đất, đi bằng hai chân, homo sapiens xuất hiện và chinh phục thế giới. Ngoài nhu cầu vật chất, con người cũng có nhu cầu tinh thần, văn hóa, tâm linh. Từ đó nẩy sinh văn nghệ, văn hóa và các nền văn minh. Thiên nhiên, nói chung, bao gồm tất cả: vật thể (không có sự sống), thực vật, sinh vật (kể cả con người), hành tinh (trái đất), vũ trụ. Mặc dù không có "cái bụng", nhưng thiên nhiên vật thể với các hiện tượng như sói mòn, đất sụp, sóng thần, thậm chí big bang, supernova, “lỗ đen”, ... cũng là đi tìm sự cân bằng nào đó. Thiên nhiên, với các loại thực vật và sinh vật, vừa cùng tồn tại vừa tiêu diệt lẫn nhau cũng là nhằm đạt tới sự cân bằng sinh thái. Lịch sử chính là quá trình tiến hóa ấy, theo nhu cầu của “cái bụng”. Lịch sử loài người đi từ cuộc sống bầy đàn đến bộ tộc, hình thành các vương hầu, quốc gia là quá trình tiến hóa nêu trên. Ngày nay, tranh chấp giữa các quốc gia dẫn tới đâu ? Sự khai thác thiên nhiên quá mức phá hủy sự cân bằng ấy, phải chăng con người sẽ tự tiêu diệt mình, theo đúng qui luật tự nhiên ? Xem ra lịch sử con người sắp là dấu chấm hết !!!
Sử học và Duy vật sử quan.
Chủ nghĩa Marx là một chủ nghĩa toàn trị, trong đó Marx đưa ra quan điểm “duy vật sử quan”, lịch sử là lịch sử của đấu tranh giai cấp, chia làm bốn thời kỳ: cộng sản nguyên thủy (không có tư hữu, giai cấp), phong kiến, tư sản và sau cùng là cộng sản (tư sản bị tiêu diệt, chỉ còn lại giai cấp vô sản, không còn tư hữu, do đó không còn giai cấp và đấu tranh giai cấp).
Liên Xô sụp đổ, rào cản ý thức hệ "cộng sản - tư bản" không còn, kéo theo sự sụp đổ của chủ nghĩa Marx. Duy vật sử quan là cách nhìn duy kinh tế, sơ cứng, đơn giản và không tưởng; chỉ dựa vào đấu tranh giai cấp và, theo Marx, giai cấp được hình thành từ phương thức sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp). Marx không sống trong thời đại hậu công nghiệp, ông ta không thấy được sự tiến hóa của xã hội. Ông ta không thấy được một số vấn đề sau:
- Tư hữu: ông ta không biết được tư hữu là bản năng của cả thú vật lẫn loài người. Thú vật cũng biết đái vào gốc cây, tảng đá, ... xung quanh nơi ở để làm dấu địa phận của mình. Theo các nhà nhân chủng học, thời kỳ con người sống theo bầy đàn, người đầu đàn thường có vũ khí tốt (như một miếng đá mài sắc, ...) để giết thú vật; người giết được thú được ưu đãi (như được ăn trước, lựa miếng ngon); khi về già, người trẻ, khỏe hơn tìm cách giết người đầu đàn hòng đoạt vợ (đẹp) và tài sản (vũ khí) của người này. Chuyện giết người đoạt của đã có từ khi chưa có xã hội và đấu tranh giai cấp ! Cái mà Marx gọi là “cộng sản nguyên thủy” không tốt đẹp như ông ta tưởng tượng !
- Giai cấp là một phạm trù xã hội (là giai tầng đặc trưng trong xã hội có giai cấp), kinh tế nông nghiệp sản sinh phong kiến/nông dân, kinh tế công nghiệp (kỹ nghệ nặng, cơ khí) sản sinh tư sản/công nhân. Phong kiến/nông dân và tư sản/công nhân là hai cặp phạm trù, từ đó Marx đoán mò rằng lịch sử là lịch sử của đấu tranh giai cấp.
- Tại các nước phát triển: Sau thời kỳ kinh tế công nghiệp, nền kinh tế hậu công nghiệp (điện tử, kỹ thuật số) với sự tự động hóa cao, hoạt động kinh tế dịch vụ là chủ yếu (du lịch, ngân hàng, ...) và sự hình thành xã hội tiêu thụ (trước đây, nhìn thấy con số 8, giới chủ liên tưởng tới đòi hỏi ngày làm 8 giờ của công nhân, còn công nhân nghĩ tới cái còng số 8; ngày nay sức mua của người dân là điều mọi người đều quan tâm !) dẫn tới hậu quả là nông dân, công nhân trở thành giai tầng xã hội, mất đi tính giai cấp trước đây. Ngày nay, người làm nghề nông chỉ còn cỡ vài % lao động và là tiểu chủ; công nhân cơ bắp cũng chỉ chiếm vài % lao động, còn đa phần là các kỹ thuật viên cấp thấp. Về tư sản, đa số người quản lý khối tài sản khổng lồ của người đầu tư (chủ nhân) vừa là người làm công, vừa là chủ nhân, còn người bình thường cũng có thể mua cổ phần và trở thành tư sản tý hon ! Giai cấp tư sản bị pha loãng ! «Liên minh công nông» nay thường bỏ phiếu cho cực hữu (thí dụ Le Pen ở Pháp) ! Trước đây, vô sản đồng nghĩa với nông dân, công nhân, do đó mới có cặp phạm trù vô sản/tư sản; ngày nay, vô sản chỉ là một khái niệm chung chung, không có ý nghĩa đặc thù nào cả: vô sản là dân nhập cư, sinh viên nghèo, lao động theo mùa, ... Tóm lại, tại các nước này, có hai giai tầng chính, người đi làm và giới tiểu chủ, làm nghề tự do; còn tư bản là một thực thể kinh tế (không còn là một giai tầng xã hội rõ nét, giới chủ vừa là nhà đầu tư vửa là người quản lý, ...), bao gồm đủ loại thành phần xã hội. Về mặt kinh tế, tư sản là một thế lực khổng lồ; ngược lại về mặt xã hội, số tư sản quá ít để được coi là một giai tầng xã hội.
- Tại các nước XHCH cũ: các đảng cộng sản thống trị làm nẩy sinh giai tầng Nomenklatura đặc trưng của xã hội này. Đây chính là giai tầng/giai cấp mới !
- Tại Trung cộng và nước Việt hiện nay: sự thống trị của đảng cộng sản và nền kinh tế thị trường làm nẩy sinh giai tầng “tư sản đỏ” (quyền đẻ ra tiền và tiền mua được quyền). Hơn nữa, ý thức hệ phong kiến vẫn đè nặng hai xã hội này. Thậm chí, ngày nay, giai tầng này ngày càng cấu kết với xã hội đen, đang trên đường trở thành “mafia đỏ” !
- Đấu tranh giai cấp: công, nông, tư sản, phong kiến không còn nét đặc trưng nữa; tại các nước dân chủ, tranh chấp quyền lợi trở nên đa diện, đa dạng hơn và thường đạt tới một thỏa hiệp; tại các nước độc tài, chế độ thẳng tay trấn áp người lao động, vì kẻ cầm quyền chính là chủ nhân, đấu tranh là đấu tranh giữa kẻ thống trị và người dân. Nhìn chung, đây là tranh chấp giữa các thành phần xã hội. Đấu tranh giai cấp không còn ý nghĩa như trước đây (xã hội có giai cấp).
- Lịch sử không chỉ đơn thuần là đấu tranh giai cấp; ở trong mỗi quốc gia hay chiến tranh giữa các nước. Các cuộc chiến tranh tôn giáo, chiến tranh giữa các “đồng chí” như chiến tranh Nga-Hoa thời Mao, chiến tranh biên giới Việt-Hoa (1979), ... không liên quan gì tới đấu tranh giai cấp cả.
Trên đây là sơ lược những sai lầm của duy vật sử quan, là quan điểm chủ quan của Marx về lịch sử mà thôi. Không thể dùng quan điểm này trong sử học được.
Sự phát triển của môn sử.
Trước đây, người ta chép các sự kiện lịch sử của con người theo trình tự thời gian tư thời có ký hiệu, chữ viết, với những hạn hẹp khách quan/chủ quan đương thời (thất lạc, thiếu chính xác, tự ý sửa ấn bản cũ, ...). Hơn nữa, sử gia cũng có phần chủ quan: sử gia người Hoa bênh Lưu Bị và coi Tào Tháo là gian hùng vì ông này chiếm ngôi nhà Hán; trên thực tế, thời Hán mạt, ai cũng muốn thu thiên hạ về mình, bất kể thủ đoạn. Sau này, môn sử có hai bước tiến lớn:
- Sử học trở thành nghành khoa học tổng hợp, bao gồm rất nhiều bộ môn khác: khảo cổ, nhân chủng học, y khoa, vật lý, hóa học, ... Nhờ y khoa, người ta chứng minh được nguyên nhân cái chết của một người tiền sử nào đó: chết vì bịnh, thú ăn thịt hay bị ám sát (như bị một mũi nhọn đâm từ sau lưng).
- Ngày nay, với Big History (Big History Project: "Big History examines our past, explains our present, and imagines our future"), người ta xem xét từ khởi điểm của vũ trụ (Big Bang), muôn loài với những bước ngoặt như "Horse Power Revolution".
Sử học và chế độ cộng sản Việt hiện nay.
Chế độ Hà nội vẫn là chế độ cộng sản, họ tiếp tục dùng duy vật sử quan trong môn sử. Với lối giải thích nặng mùi giai cấp ngây ngô của Marx, sử học trở thành môn học "trò không muốn học, thầy không muốn dạy"; kết quả là môn sử không còn được dạy nữa !. Vì sao họ muốn giữ như thế ? Họ muốn giữ tính chính danh của chế độ; từ bỏ duy vật sử quan có nghĩa là từ bỏ chủ nghĩa cộng sản; như vậy còn nhân danh gì để tiếp tục cầm quyền ? Tất cả, chẳng qua chỉ là cái nghế ngồi của họ mà thôi !
Trả lại Sự thật và Công lý cho Lịch sử.
Như mọi người đều biết, chế độ Hà nội bóp méo lịch sử. Có rất nhiều biến cố lịch sử bị che dấu, xuyên tạc: đấu tố năm 1953, xét lại chống đảng, đánh tư sản mại bản, học tập cải tạo, hội nghị Thành Đô, nhượng đất, nhượng biển, ...
Do đó, cần phải nhìn lại lịch sử: thu thập dữ kiện, xem xét, đánh giá, ... các sự kiện lịch sử kể từ ngày chế độ cộng sản lên cầm quyền. Về mặt lịch sử, trả lại Sự thật và Công lý cho Lịch sử là điều cần thiết.
Hơn nữa, điều cực kỳ nguy hiểm là một dân tộc không biết quá khứ của mình thì sẽ lập lại sai lầm cũ mà thôi; lịch sử là một bộ phận không thể tách rời của một dân tộc, là khởi điểm của bản ngã của mình; không quá khứ có nghĩa là không biết mình từ cái lỗ nào chui ra !
Nhìn lại lịch sử, nghĩ tới tương lai.
Chế độ độc tài đảng trị kiểu cộng sản trị đã tồn tại từ 70 năm nay và không có bất kỳ dấu hiệu thay đổi nào cả. Vậy phải chăng chế độ này vẫn sẽ tiếp tục tồn tại nhiều trăm năm như các triều đại phong kiến trước đây ? Trong quá khứ, vì sao có thay đổi triều đại ?. Lịch sử Việt cho thấy:
- Không có bất kỳ một cuộc nổi dậy (từ dưới lên) giành chính quyền nào thành công cả. Trường hợp nổi tiếng là cụ Cao Bá Quát tham gia một cuộc nổi dậy.
- Các thay đổi triều đại đều là các cuộc đấu đá cung đình, cướp ngôi vua. Cuối nhà Hậu-Lê, nhà Mạc cướp ngôi, các thế lực Trịnh, Nguyễn lấy cớ phò vua, chống lại Mạc. Sau lại có thêm nhà Nguyễn Tây Sơn. Từ đấy, có các cuộc nội chiến liên miên giữa các thế lực này.
- Sự thay đổi triều đại, từ Lê Long Đĩnh sang Lý Thái Tổ, có đặc điểm văn hóa. Thời kỳ này đạo Phật rất thịnh hành ở nước ta. Đây là một trào lưu văn hóa ở phương Đông; nhà Đường ở bên Tàu, cũng rất sùng đạo Phật; khác với các triều đại Trung Hoa thờ cái trung quân của Khổng. Lý Công Uẩn là người đem văn hóa đạo Phật vào trong công cuộc xây dựng triều đại nhà Lý; khai sáng một nước Việt mới, ổn định, với nền văn minh Việt đúng tầm thời đại !. Về sau, vì nhiều lý do, từ nhà Hậu Lê, nước ta thờ Khổng, coi trọng chữ Lễ (dùng Lễ rằng buộc con người), hơn nữa, theo Tống Nho (thuyết của Chu Hy, được coi là Tống Nho chính thống; rất khác với thuyết của Vương Dương Minh, người cùng thời, có ảnh hưởng lớn với Nhật Bản), là một thứ đạo Khổng giản lược, trọng hình thức; thịnh hành thời nhà Tống và nhà Minh. Trọng hình thức, lễ nghi trở thành một phép cư xử phải có: cha, mẹ chết thì phải vái mấy cái, khóc như thế nào, ... để tỏ lòng hiếu thảo; ở miền Bắc nước ta có nghề ... khóc mướn, vì không ai đóng tuồng hay bằng họ !
Câu hỏi đặt ra là, làm sao thực hiện một cuộc cải cách/cách mạng dân chủ, từ dưới lên ? Khi bất kỳ một cuộc vận động dân sự (đòi hỏi "cởi trói" báo chí, lập công đoàn, hoạt động môi trường, ...) nào cũng bị dập tắt. Quá khứ cho thấy đây là điều không thể.
Đối với thành phần được coi là hay tự nhận là trí thức, họ có thể làm gì ? Hay họ chỉ là các ông quan phục vụ chế độ như thời phong kiến ?
Đối với thời kỳ Lý-Trần, có nên bắt đầu từ nền văn minh Lý-Trần, cập nhật hóa để xây dựng một nền văn minh Việt mới ? Cần lưu ý rằng, chế độ Hà nội áp dụng chính sách đàn áp tôn giáo; riêng đối với đạo Phật, đây là một cuộc diệt chủng văn hóa, vậy đạo Phật còn có thể phục hồi ?
Về nguồn: từ nhiều nghìn năm nay, văn minh Việt là văn minh lúa nước, với các đặc trưng. Đây là một nền văn minh thô sơ, xấu/tốt thế nào ? Có đặc điểm gì (từ nếp nghĩ, nếp cảm tới phong tục, văn hóa, ...) có thể bảo tồn, phát huy ? Cần lưu ý rằng người "Hà nội nghìn năm văn hiến" đã mất từ lâu, chỉ còn lại một lũ tứ xứ, ăn tục, nói phét, đái bậy (không rõ có ỉa bậy hay không), ... mà thôi !
Nhìn lại lịch sử khiến chúng ta chỉ có thể kết luận rằng không có lối thoát. Dân tộc ta không thể tự mình xóa bỏ gông cùm cộng sản được !
Điều duy nhất là trông đợi những biến động bên ngoài, như vỡ đập/lũ lụt với hàng trăm nghìn/triệu người chết, nước ngập mặn xóa sạch đồng bằng sông Cửu Long, dân ta trở thành “thuyền nhân” vĩnh viễn, chiến tranh dậy sóng biển Đông Á, ... Những biến động này, tự nó, xóa sạch chế độ độc tài hiện nay; chế độ mới tốt hơn hay không thì không ai có thể đoan chắc.
Cần nhắc lại rằng Cách mạng tháng Tám là hậu quả trực tiếp của Thế chiến thứ Hai và nạn đói Ất Dậu 1945. Không có 2 điều nêu trên thì thực dân Pháp vẫn còn tiếp tục tồn tại và nước Việt nay thuộc về Dom-Tom (xem ra còn tốt hơn ách nô lệ cộng sản !). Nhân đây, cần lưu ý là Hà nội khoe khoang rằng năm 1945, họ “cướp” được chính quyền; trên thực tế, chính quyền Nhật, sau khi lật đổ chính quyền thực dân Pháp, đã đầu hàng Đồng Minh, nước ta ở trong tình trạng vô chính phủ; do đó, cụ Trần Trọng Kim và một số nhân sĩ thành lập chính phủ lâm thời ở Huế, trong khi chờ đợi Đồng Minh tới giải giới quân đội Nhật. Chính quyền không còn, vậy Việt Minh “cướp” cái gì !
Tóm lại, trong khi chờ đợi những biến động bên ngoài, điều duy nhất có thể làm là xây dựng khối đồng thuận đông đảo, vững chắc; dựa trên một đề cương chính trị đúng đắn. Đề cương là tích lũy, chờ đợi thời điểm bung ra. Hy vọng rằng, lúc đó, đề cương đáp ứng được thời cuộc, biến từ không tới có, từ ít thành nhiều, nhanh chóng huy động sức mạnh toàn dân; phát động một cuộc cách mạng từ dưới lên, là điều chưa có tiền lệ trong lịch sử nước ta !. Đây chính là Điểm Hẹn lịch sử.
Bruxelles, ngày 3-11-2020
Cập nhật ngày 10.01.2024
Vượt qua Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét