Cờ đỏ, cờ vàng, cờ dân chủ
Cờ hiệu & cờ quốc gia
Trước tiên cần phân biệt “cờ hiệu” và “cờ quốc gia” (quốc kỳ).
- Cờ hiệu: rất thông dụng (cờ của một gánh hát dạo, cờ tướng quân, cờ vua, ...), người ta dùng cờ hiệu từ nhiều nghìn năm nay. Ích lợi nhất là cờ tướng quân với mục đích phân biệt ta, địch trong một trận đánh. Hầu như ai cũng biết cờ cướp biển (hình sọ người đặt trên hai khúc xương bắt chéo). Cờ hiệu của vua Gia Long là cờ vàng (chỉ có nền vàng).
- Cờ quốc gia: gắn liền với khái niệm chủ quyền, khoảng thế kỷ 16 mới xuất hiện ở châu Âu. Một ích lợi của cờ quốc gia là khi đi biển; cờ này dùng màu (thường là 2, 3 màu), gắn trên cột tàu, nhìn từ xa cũng phân biệt được tàu thuộc về nước nào.
Về cờ quốc gia, cần xem xét 4 góc cạnh sau:
- Nguồn gốc của biểu tượng: cần xem xét nguồn gốc (tác giả) để hiểu được ý nghĩa của biểu tượng và bối cảnh lịch sử. Một khi không xác định được tác giả là ai thì mọi giải thích đều là tùy tiện mà thôi.
- Ý nghĩa của biểu tượng: chỉ có một số cờ mới có ý nghĩa (do tác giả đặt ra). Cờ Pháp, cờ “tam tài” thường được hiểu như tượng trưng cho khẩu hiệu “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” của cách mạng dân chủ Pháp; trên thực tế, ngẫu nhiên người ta dùng biểu tượng này đi phá ngục Bastille mà thôi. Cờ “mặt trời mọc” của Nhật, cờ “con voi” của Lào nêu lên nét đặc thù của quốc gia này. Cờ Hoa kỳ (Anh, ...) có ý nghĩa chính trị: 52 ngôi sao tượng trưng 52 tiểu bang, 13 gạch tượng trưng 13 tiểu bang sáng lập. Thời thực dân Pháp, cờ bảo hộ ở miền bắc và miền trung, có màu vàng làm nền (cờ hiệu của vua Gia Long), phía trên, góc trái gắn cờ Pháp tượng trưng cho sự bảo hộ (miền nam là thuộc địa của Pháp nên chỉ dùng cờ Pháp mà thôi).
- Ý nghĩa lịch sử: với thời gian, bất kỳ lá cờ nào cũng có ý nghĩa lịch sử, tất nhiên có vinh, có nhục. Mặc dù biểu tượng không có ý nghĩa, nhưng trận phá ngục Bastille khiến cờ Pháp có ý nghĩa lịch sử, tượng trưng cho cách mạng Pháp. Cờ đỏ ở Điện Biên Phủ là vinh quang, cờ đỏ ở Gạc Ma là nỗi nhục của kẻ chủ trương cúi đầu, là nỗi đau của cả dân tộc.
- Ý nghĩa tình cảm: với thời gian, mỗi dân tộc gắn bó với là cờ của mình. Là cờ ấy trở nên thân thương, thậm chí thiêng liêng, trở thành biểu tượng của dân tộc. Những kẻ mị dân lợi dụng điều này và tìm cách đồng hóa họ với lá cờ (thí dụ: Le Pen ở Pháp, Trump ở Mỹ, các chế độ độc tài, cộng sản hay không, các nhóm cực hữu khắp thế giới, ...); điều đáng ngán ngẩm là vẫn có người cả tin bị ảnh hưởng. Cần lưu ý rằng biểu tượng, là một đồ vật, tự nó không có ý nghĩa tình cảm nào cả, từ một số trải nghiệm, người ta gắn tình cảm vào biểu tượng ấy; thí dụ: người mẹ cho con gái một món nữ trang, mặc dù có thể không đáng giá bao nhiêu, nhưng đây là quà của mẹ, tình cảm mẹ-con được gắn vào đồ vật ấy.
Xem: Quốc kỳ Việt Nam
Cờ đỏ
Về tài liệu, dẫn chứng: xem phần Phụ lục và Tham khảo dưới đây. Bốn góc cạnh cần xem xét về cờ đỏ:
- Nguồn gốc của biểu tượng: cho tới nay, không xác định được tác giả là ai (Nguyễn Hữu Tiến hay Lê Quang Sô ?). Một giả thuyết khác là nhái cờ Phúc Kiến của Trung cộng: về hình dạng, khác biệt là cờ Phúc Kiến có hình búa liềm trong ngôi sao. Thời Xô-viết Nghệ Tĩnh, người ta dùng cờ búa liềm của Liên-xô («phe ta»); thời Nam kỳ khởi nghĩa, có lẽ có người thấy cờ «cách mạng» của Tàu (không biết có xóa hình búa liềm đi hay không), bèn “chôm” cờ ấy và đem đi biểu tình (tương tự như thời Xô-viết Nghệ Tĩnh). Người thời ấy coi «cách mạng» là cái tốt đẹp chung, của «phe ta», nên tùy tiện sử dụng; chẳng ai suy nghĩ sâu xa làm gì ! Sự ngây ngô của người thời ấy là bình thường (đa số ôm giấc mộng “thế giới đại đồng” !). Ngày nay, nếu Trung cộng chơi xỏ, đưa ra tòa án quốc tế kiện Hà Nội “chôm” cờ của họ thì thật là phiền ! (xem Japan unveils Tokyo 2020 Olympic logos)
- Ý nghĩa của biểu tượng:
- Về mặt lý luận, giới truyền thông Hà Nội đưa ra các giải thích, nhưng một khi không xác định được tác giả là ai thì mọi giải thích đều kiên cưỡng mà thôi.
- Giải thích “Nǎm cánh ngôi sao tượng trưng cho Sĩ, Nông, Công, Thương, Binh” là tùy thời, mâu thuẫn với quan điểm giai cấp của chế độ: cờ quốc gia là cái lâu dài, có ý nghĩa lâu dài, trong chế độ xã hội chủ nghĩa làm gì còn “Sĩ, Thương, Binh”. Sĩ đã bị “đào tận gốc, trốc tận rễ” từ 1953 («Trí Phú Địa Hào, Đào Tận Gốc Trốc Tận Rễ»), với nền kinh tế hoạch định xhcn, Thương tiêu tùng (với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, nảy sinh đám Thương gia ... đỏ lại là chuyện khác), còn Binh đã chết từ 30.4.1975 rồi) ! Ngày nay, ngôi sao 5 cánh trong quốc kỳ là một bằng chứng về sự tráo trở, phản bội của đảng ta: ban đầu dụ khị, tới khi thắng lợi thì tiêu diệt thẳng tay ! Muốn giữ tính nhất quán thì chỉ còn nước thay thế ngôi sao bằng mặt trăng/mặt trời tượng trưng cho nhất điểm, với nghĩa "quy về một mối" (chỉ còn lại giai cấp công nhân mà thôi).
- Điều đáng kinh ngạc là giải thích của ông Hồ Chí Minh:
- “mầu đỏ thì quốc kỳ nhiều nước khác đều có không cần phải giải thích”: bất kỳ một lá cờ nào cũng phải có lý giải riêng về mầu cờ (rất nhiều nước dùng cờ "tam tài" - chỉ dùng ba màu, màu thường dùng là đỏ, trắng, xanh, đen; cùng màu không nhất thiết có cùng ý nghĩa - thì không thể không có giải thích). Xem ra, ông này tránh né không giải thích vì không muốn lòi cái đuôi chồn cộng sản của mình (trong bối cảnh thời đó, mầu đỏ này tượng trưng cho cách mạng vô sản).
- “Trung Quốc là một nước to lấy mặt trời làm tiêu biểu. Việt Nam là một nước nhỏ lại có quan hệ mật thiết với Trung Quốc đã mấy ngàn nǎm cho nên lấy ngôi sao làm tiêu biểu”: điều đáng kinh ngạc là phóng viên hỏi về lá cờ Việt, ông này lại nâng bi Trung Hoa (năm 1947 là Trung Hoa Dân quốc), coi là mặt trời, còn nước Việt là ngôi sao nhỏ, đàn em ! Ông là người hoạt động chính trị lâu năm, lại không biết bài học vỡ lòng về ngoại giao là giữ tư thế bình đẳng đối với bất kỳ một quốc gia (lớn/nhỏ) nào ? (Phải chăng lối nói vuốt đuôi như thế là cơ sở cho nền ngoại giao cây tre sau này ?)
- Xét cho cùng, cờ đỏ có xuất hiện trong cuộc Nam kỳ Khởi nghĩa hay không (ai có thể xác định được ?), chỉ là một sự kiện nhỏ và không phải là điều quan trọng; cũng có thể là lý cớ nhằm biện minh cho cờ Việt Minh sau này. Điều quan trọng là cờ Việt Minh: khi quyết định dùng cờ đỏ sao vàng làm cờ của mình, họ có biết cờ Phúc Kiến hay không ? Vô tình hay cố ý ? Vô tình là sự cẩu thả, ngây ngô kỳ quái. Vậy phải chăng là cố ý ?
- Ông Hồ Chí Minh là đệ tử trung thành của Mác-Lê. Thế giới quan của ông là thế giới đại đồng (của chủ nghĩa cộng sản), “Mai này xum họp một nhà, bốn phương vô sản đều là anh em !”. Do đó, cờ đỏ sao vàng là cờ (nhái) cờ Phúc Kiến và sau này nhập vào cờ Trung cộng (thêm một sao) đều nằm trong nhãn quan của ông ta.
- Ý nghĩa lịch sử: Ngoại trừ nguồn gốc không rõ ràng, với khả năng cờ nhái, từ 1940 tới nay, cờ này có bề dày lịch sử, với vinh/nhục như bao lá cờ khác.
- Ý nghĩa tình cảm: thời chiến tranh, "phe ta" coi là biểu tượng của kháng chiến; ngày nay, đa số người ở trong nước không trải qua quá khứ chiến tranh, cờ này là cờ quốc gia giống như người dân các nước khác đối với cờ của họ mà thôi.
Cờ vàng
Về tài liệu: https://vi.wikipedia.org/wiki/.
- Nguồn gốc của biểu tượng: Cờ hiệu của vua Gia Long là cờ vàng (chỉ có nền vàng). Thời Pháp thuộc, cờ bảo hộ có nền vàng, góc trái phía trên là cờ Pháp, có nghĩa là vùng bảo hộ (Bắc và Trung kỳ) thuộc Pháp. Về sau này, từ Cộng hòa tự trị Nam Kỳ, chính phủ Trần Trọng Kim, cờ Việt Nam Cộng hòa đều dùng màu vàng làm nền cờ.
- Ý nghĩa của biểu tượng: có 1 số biến thể. Về hình dạng: cờ quẻ Ly hay quẻ Càn; về màu sắc: nền vàng, ở giữa có 3 sọc màu xanh hay đỏ, đứt đoạn hay không. Có 2 vấn đề cần đặt ra:
- Quẻ Ly hay quẻ Càn lấy từ Kinh Dịch. Kinh Dịch là “bộ sách kinh điển của nước Trung Hoa và văn hóa của quốc gia này, là một trong "Ngũ Kinh" của Trung Hoa”. Kinh Dịch thiên về bói toán. Quốc kỳ là một biểu tượng của quốc gia, việc mượn ý của quốc gia khác là có điều không ổn, hơn nữa lại có mùi bói toán. Các nước vùng đông Á đều chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa; do đó, việc lấy ý từ Kinh Dịch là điều hiểu được (cờ Nam Hàn cũng thế), thời kỳ ấy người ta không thấy được điều này.
- Có rất nhiều giải thích về ý nghĩa của cờ vàng. “Ba sọc đỏ tượng trưng cho ba kỳ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ thống nhất dưới một chính thể quốc gia” (Le Xuan Loc. Vietnam, vieille nation - etat jeune. Paris: G. Desgrandchamps, 1951. Tr 5) là giải thích phù hợp với hoàn cảnh lúc ấy. Vấn đề là quốc kỳ phải thể hiện đặc trưng của một quốc gia, có tính lâu dài, không phải là giải pháp tình thế, mục đích nhất thời: thực dân Pháp chia nước ta làm 3 miền nên nay phải thống nhất lại. Hơn nữa, vì sao quốc kỳ phải nhắc lại quá khứ không vinh quang ấy làm gì ? Nếu như vậy, thì quốc kỳ Việt cần phải nhắc lại quá khứ nghìn năm nô lệ hay sao ?
- Đối với đa số, ba sọc đỏ được coi là tượng trưng cho ba miền. Đây là lối giải thích tùy tiện: miền là một khái niệm địa lý dân gian (các nước có hình thù đặc biệt như Mỹ, Nga (chiều ngang rất dài) hay nước Việt (chiều dọc rất dài)); đem khái niệm địa lý dân gian ấy gắn vào quốc kỳ là điều không giống ai ! Quốc kỳ có thể có nét tượng trưng cho thể chế (liên bang, vương quốc), biên thùy (biển, đảo), địa lý (cờ mặt trời mọc của Nhật), ...; tóm lại là liên quan tới quốc gia, không phải là chuyện dân gian !. Hơn nữa việc công nhận ba miền, một cách gián tiếp, chúng ta công nhận sự phân chia ba miền của thực dân Pháp !
- Ý nghĩa lịch sử: cờ vàng (với các biến thể) ít nhiều bị dính líu tới thời kỳ thực dân, được dùng tới 30.4.1975. Thời kỳ Việt Nam Cộng Hòa, chính quyền Ngô Đình Diệm bỏ lỡ cơ hội sáng tạo một quốc kỳ mới, thể hiện độc lập, tự do.
- Ý nghĩa tình cảm: là cờ quốc gia, tất nhiên người miền Nam gắn bó với cờ ấy. Sau 30.4.1975, cờ vàng trở thành biểu tượng của dân tỵ nạn; cờ quốc gia trở thành cờ hiệu (của các cộng đồng người Việt chống cộng hải ngoại).
Kết luận
Cả hai lá cờ đều có vấn đề, từ hình thức tới ý nghĩa. Sau 30.4.1975, cờ vàng chỉ còn là cờ hiệu. Các cộng đồng người Việt chống cộng hải ngoại muốn làm gì là chuyện của họ. Ngày nay, có hai vấn đề cần đặt ra:
- Tìm biểu tượng trong công cuộc đấu tranh đòi dân chủ
- Quốc kỳ cho một nước Việt dân chủ
1. Biểu tượng trong công cuộc đấu tranh đòi dân chủ
Ở các nước dân chủ, các cộng đồng người Việt thường dùng cờ vàng trong các sinh hoạt; kể cả biểu tình chống Hà nội. Việc dùng cờ cũ này đi biểu tình đòi dân chủ khiến cho việc này giảm ý nghĩa: đối với người ngoài nhìn vào, họ coi đây là cuộc biểu tình của phe miền Nam cũ mà thôi.
Ở trong nước và ở các nước Đông Âu cũ, việc dùng cờ đỏ đi biểu tình không có gì đặc biệt. Tốt nhất là 1) tiếp tục dùng cờ đỏ nhưng đục một lỗ lớn ở giữa như người Roumanie đã làm; 2) dùng một lá cờ mới mang ý nghĩa dân chủ.
Ở vài nước châu Âu, một số người tỵ nạn và người trong nước sang (như du học sinh), muốn tổ chức biểu tình chung; nhưng vấp phải vấn đề cờ đỏ/cờ vàng. Đằng sau chuyện 2 lá cờ này là khác biệt lập trường chính trị: “chống cộng” (kiểu trước 75) và người từ trong nước ủng hộ dân chủ. Việc đi tìm một biểu tượng dân chủ, không bị dính líu vào quá khứ trở thành điều cần thiết.
2. Quốc kỳ cho một nước Việt dân chủ
Trong trường hợp nước Việt trở thành một nước dân chủ; tiếp tục dùng cờ đỏ có những sai trái cơ bản:
- Cờ đỏ hiện nay thuộc loại cờ cách mạng vô sản, với mầu nền đỏ đặc trưng. Cách mạng vô sản dẫn tới chế độ chuyên chính vô sản (ngược với chế độ dân chủ)
- Ngôi sao năm cánh với ý nghĩa như chế độ hiện nay giải thích, không có ý nghĩa gì cho một nước Việt dân chủ
Do đó, việc đi tìm một biểu tượng dân chủ trở thành điều cần thiết.
Cờ dân chủ
Cờ dân chủ |
Hình dáng: cờ được chia làm 3 phần đều nhau. Phía dưới, chiếm 1/3 cờ, là nền, hình chữ nhật, mầu xanh lá cây, tượng trưng cho thiên nhiên, môi trường. Phía trên, chiếm 2/3 cờ, ở giữa, hình tam giác cân/kim tự tháp, chiếm 1/3 cờ, tượng trưng cho xây dựng, mầu xanh dương, mầu mực, tượng trưng cho trí tuệ; ở hai bên, 2 hình tam giác, tổng thể chiếm 1/3 cờ, bao bọc tam giác cân, mầu trắng, tượng trưng cho lương tâm. Ngoại trừ mầu trắng, chúng tôi không rành về cường độ mầu nên xin để ngỏ.
Ý nghĩa:
🔹 Cờ được chia làm 3 phần đều nhau tượng trưng cho tính đối trọng, thuộc tính của chế độ dân chủ.
🔹 Ba phần này là 3 mầu: mầu xanh lá cây, mầu xanh dương và mầu trắng nằm trong tổng thể cờ tượng trưng mối tương quan thiên nhiên, trí tuệ và lương tâm; vận hành với đối trọng và bổ xung lẫn nhau. Phép vận hành này rất quan trọng trong công cuộc xây dựng một nền “dân chủ có trách nhiệm” và một nền văn minh Việt “hòa đồng với thiên nhiên”
🔹 Nền, mầu xanh lá cây, tượng trưng thiên nhiên được (con người dùng) trí tuệ (mầu xanh dương) khai thác, xây dựng (kim tự tháp); trí tuệ bị bao bọc bởi lương tâm (mầu trắng) là đối trọng của trí tuệ. Con người khai thác thiên nhiên, xây dựng xã hội bằng trí tuệ, với tính 2 mặt xây/phá, do đó cần có lương tâm làm rào cản đề phòng sự phá hoại thiên nhiên. Thiên nhiên, mặc dù thụ động, nhưng là nền tảng cuộc sống, phá hoại thiên nhiên có nghĩa là phá hoại nền tảng, tự hủy diệt (nền tảng sụp đổ thì kim tự tháp cũng chổng vó !).
🔹 Mũi nhọn của tam giác cân thể hiện tính độc đoán/tản quyền của cơ cấu chính quyền: quá nhọn là chế độ độc đoán (nhọn tới mức không còn tam giác, chỉ còn lại đường dọc, là chế độ độc tài Staline, không ai dám lấy quyết định, ngoài Staline; đây là thảm kịch tự sụp đổ của chế độ độc tài toàn trị kiểu cộng sản trị Liên Xô, khởi đầu từ sự độc đoán của Staline), quá bẹt là chế độ vương hầu/sứ quân (bẹt tới mức không còn tam giác, chỉ còn lại đường ngang, là chế độ vô chính phủ, mỗi người cần có khẩu súng tự bảo vệ mình !).
Là cờ mới nên cờ dân chủ chỉ có ý nghĩa của biểu tượng thôi. Sau này, nếu có sự hiện diện của cờ trong cuộc đấu tranh vì dân chủ của dân tộc ta, thì cờ sẽ bắt đầu có ý nghĩa lịch sử; từ đó có khả năng cờ dân chủ trở thành quốc kỳ ! Đây là mong ước của Vượt qua Việt !
Quốc ca
Bài Tiến quân ca của nhạc sỹ Văn Cao, có giá trị lịch sử (từ Cách mạng tháng 8 tới kháng chiến chống Pháp). Có dư luận cho rằng quá bạo động, nhưng lịch sử giành lại độc lập của nước Việt vốn đầy bạo động, nên quốc ca cũng chỉ thể hiện sự bạo động đó mà thôi. Cho tới nay không thấy có bản nhạc nào thay thế được; hơn nữa, vì sao phải đổi quốc ca ?
Quốc huy
Quốc huy hiện nay |
Mẫu Quốc huy như sau:
- Hai bó lúa chín uốn cong, mầu vàng sẫm, trên nền vàng tươi, tượng trưng cho nông nghiệp,
- Một bánh xe răng cưa đặt ở giữa hai bó lúa về phía gốc, mầu vàng tươi, tượng trưng cho công nghiệp,
- Một băng đỏ, có chữ "Việt Nam Dân chủ Cộng hoà", mầu vàng, quấn bánh xe và hai bó lúa với nhau,
- Trong lòng là hình Quốc kỳ nền đỏ thắm, sao vàng tươi.
Hiến pháp năm 2013 mô tả Quốc huy tại khoản 2 Điều 13 như sau:[5]
Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc huy là một biểu tượng quốc gia, cần có nét đặc trưng. Quốc huy hiện nay có hình bó lúa và bánh xe. Không thấy 2 biểu tượng này có gì đặc biệt; các quốc gia chậm phát triển (có nông nghiệp là chinh, đang trên đà công nghiệp hóa) đều có thể dùng 2 hình tượng này ! Có lẽ tác giả muốn thể hiện liên minh công nông hay 2 giai cấp công-nông ? Liên minh công nông là một chiến lược đấu tranh, không phải là biểu tượng quốc gia ! Công-nông là 2 giai cấp/giai tầng xã hội; trước đây trong thời kỳ mới công nghiệp hóa (công nghiệp nặng, cơ khí), công-nông là 2 giai cấp. Ngày nay, tại các nước phát triển, nông nghiệp, công nghiệp nặng chỉ chiếm vài % trong kinh tế, công nghiệp đã trải qua nhiều giai đoạn, nay là kỹ thuật số rồi (Mác-Lê chỉ biết có công nghiệp nặng mà thôi) và nghành dịch vụ trở thành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân; điều này có nghĩa là không còn giai cấp, chỉ có giai tầng xã hội mà thôi. Không lẽ nước Việt ta vĩnh viễn chỉ có 2 giai cấp công-nông; thành phần tiểu thương, tiểu chủ không có chỗ đứng trong xã hội XHCN ? Xem ra, ngay cả quốc huy cũng thể hiện sự ngây ngô, thiếu kiến thức và giáo điều (chỉ biết có công-nông) của chế độ !
Đồng bộ với quốc kỳ, chúng tôi đề nghị quốc huy mới như sau:
Vì không biết vẽ nên chúng tôi chỉ có thể diễn tả như sau (mong có bạn đọc vẽ giùm):
Biểu tượng
- Quốc huy hình tròn.
- Nền là Hồ Gươm: có đáy hồ (mầu đất, nâu đậm); trên là mai rùa, chiếm phần lớn đáy hồ; một phần trên mai rùa có phản chiếu trời (mầu xanh).
- Trong Hồ Gươm, ở giữa, bên trái là chùa Một Cột, bên phải là đền Hoàn Kiếm.
- Phía dưới Hồ Gươm, ở giữa, logo cờ dân chủ.
- Ở ngoài cùng, bắt đầu từ cờ dân chủ làm gốc; có 2 bó lúa, hình cánh cung, vươn lên ôm lấy Hồ Gươm, nhưng không bít kín hồ.
Ý nghĩa
- Hồ Gươm tượng trưng tinh thần độc lập.
- Đáy hồ tượng trưng cho đất.
- Mai rùa: nhắc lại sự tích rùa lấy lại kiếm, cũng tượng trưng sự tự vệ (rùa tồn tại được là nhờ mai rùa).
- Nhìn từ trên xuống, qua nước; có đáy hồ, mai rùa với phản chiếu bầu trời.
- Chùa Một Cột tượng trưng cho xây dựng.
- Đền Hoàn Kiếm tượng trưng cho tinh thần dựng, giữ nước (Kiếm) và hiếu hòa (Hoàn).
- Cờ dân chủ: xây dựng chế độ dân chủ.
- Ở ngoài cùng, 2 bó lúa tượng trưng cho thiên nhiên và nền văn minh lúa nước nghìn xưa; từ nền Dân chủ Việt làm gốc, 2 bó lúa ôm lấy Hồ Gươm (tinh thần độc lập), vươn ra thế giới (không kép kín), nhằm xây dựng một nền văn minh Việt mới.
Tóm lại. Giữa trời-đất; từ thiên nhiên, với truyền thống dựng nước, giữ nước và tinh thần hiếu hòa, dân tộc ta xây dựng nền văn minh lúa nước. Từ quá khứ hàng nghìn năm ấy; ngày nay, chúng ta xây dựng một nước Việt Dân chủ; với một nền văn minh Việt mới, Nhân bản, Khai sáng, Hội nhập với thế giới, Hòa đồng với thiên nhiên.
Quốc hiệu
Vua Gia Long đề nghị tên nước là Nam Việt. Nhà Thanh yêu cầu nhà Nguyễn đổi ngược lại thành Việt Nam để tránh nhầm lẫn, và chính thức tuyên phong tên này năm 1804. Điều này có nghĩa là quốc hiệu Việt Nam do nhà Thanh ban cho.
Giới truyền thông của chế độ tìm cách che đỡ:
“Thực ra, không phải tới tận đầu thời Nguyễn, cái tên Việt Nam xuất hiện và có xuất xứ như vậy. Tên gọi Việt Nam được biết đến, ít nhất từ thế kỷ 14, thường thấy trong nhiều thư tịch đương thời: Việt Nam thế chí của Hồ Tông Thốc, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Trình tiên sinh quốc ngữ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn…” (Quốc hiệu là gì? Quy định, ý nghĩa của quốc hiệu Việt Nam)Vượt qua Việt: Cần lưu ý rằng điều nêu trên không phải là chính sử.
Thậm chí không đề cập đến sự kiện này:
Năm 1802, hậu duệ còn lại của chúa Nguyễn là Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn, lên ngôi vua, hiệu là Gia Long.
Năm 1804, vua đặt tên nước là Việt Nam. Sách “Đại Nam thực lục” ghi chép rằng: “Giáp Tý, Gia Long năm thứ 3 (1804), tháng 2, ngày Đinh Sửu, đặt quốc hiệu là Việt Nam, đem việc cáo Thái Miếu. Xuống chiếu bố cáo trong ngoài.” (Trí Thức VN)
Trước đây, Việt Minh có cơ hội lấy tên mặt trận và nước mới. Họ có thể đề nghị một tên khác, không nhất thiết phải là Nam Việt. Chính phủ VNCH của tổng thống Ngô Đình Diệm cũng thế.
Tên nước “Việt Nam” là vấn đề Thể diện, Lịch sử, Quyền Sống và Biểu tượng.
- Thể diện. Thời phong kiến, chí ít là về danh nghĩa, các nước xung quanh đều bị coi là chư hầu của Trung Hoa, phải thần phục họ; đổi lại họ để cho tự trị và hòa bình. Ở cạnh nước khổng lồ này, qua các thời đại, dân tộc ta cũng bị người chèn ép. Bị người ban cho danh xưng Việt Nam là một chèn ép. Cần lưu ý rằng, ngày nay, các nước lớn chèn ép các nước nhỏ vẫn là chuyện thường xẩy ra.
- Lịch sử. Chế độ Hà Nội thường xuyên áp dụng tiểu xảo “cái tốt đem khoe, cái xấu dấu đi”, lem nhem, trí trá. Cần phải trả lại tính trung thực của lịch sử. Do đó, trong sách giáo khoa, cần phải ghi rõ sự kiện này và nêu rõ từ Việt Nam không phải là tự hào Việt Nam, mà là một điểm đen lịch sử; là một lời nhắc nhở, để thế hệ này và mai sau phải cảnh giác, phấn đấu giữ vững độc lập, chủ quyền dân tộc như các thế hệ đi trước đã nêu gương.
- Quyền Sống. Chế độ Hà Nội thường xuyên khoe khoang vì đã giành được độc lập, nhưng vẫn chấp nhận tên nước do người ban cho; xem ra, cái độc lập ấy là cái độc lập sứt vòi mà thôi ! Danh xưng và thể diện chỉ là một điểm nhỏ trong Quyền Sống, bao gồm Quyền Con người và Quyền Dân tộc. Quyền Con người là quyền sống cá nhân trong một quốc gia. Quyền Dân tộc là quyền sống của quốc gia/dân tộc đối với thế giới: quyền có nước sinh hoạt (đối với các nước ở hạ nguồn), quyền được tiếp cận với biển (đối với các nước không có bờ biển), quyền được đánh cá mà không bị “nước lạ” ra lệnh tập trận bắn đạn thật, quyền có quốc gia đối với các dân tộc sống lưu vong, quyền tự trị văn hóa, ... Cuộc đấu tranh giành Quyền Dân tộc là cuộc đấu tranh thế kỷ; không những của dân tộc Việt mà còn là của các dân tộc bị chèn ép trên thế giới.
- Biểu tượng. Hiện nay, tên nước là “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Trong tương lai, với một nước Việt dân chủ, tất nhiên cần phải đổi lại Quốc hiệu. “Cộng hòa Nam Việt” hay “Cộng hòa Nam-Việt” (để ngỏ ngữ pháp) là phù hợp với đề nghị của vua Gia Long và thể chế mới (dân chủ).
Bruxelles, tháng 3 năm 2021
Cập nhật ngày 03.12.2023
Vượt qua Việt
***
Phụ lục:
- Historical scenarios of Long March reproduced on "Red Army path" in Ningxia
- Cờ Phúc Kiến, Trung Quốc 1933
- Trả lời một nhà báo nước ngoài (16-7-1947)
- Cội nguồn và ý nghĩa lá cờ đỏ sao vàng
- Băn khoăn về màu cờ cho Việt Nam năm 1945
- Japan unveils Tokyo 2020 Olympic logos
Tham khảo:
- Origine et Evolution des Drapeaux
- Les Origines du Drapeau
- Drapeau du prince
- Drapeau des Pays-Bas - Cờ Hòa Lan
- Quatre choses que vous ignoriez sur les drapeaux du monde - Le plus vieux drapeau est danois
- Drapeau de la France - Cờ Pháp
- Quốc kỳ Việt Nam
- Quốc kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
- Kinh Dịch
Historical scenarios of Long March reproduced on "Red Army path" in Ningxia
Journalists walk along a "Red Army path" at a red tourism scenic spot at the foot of Liupanshan Mountain in northwest China's Ningxia Hui Autonomous Region, Aug. 12, 2019. A total of 18 significant historical scenarios of the Long March were reproduced on the 2.5-kilometer-long "Red Army path" where visitors can retrace the history of the Long March and learn the Long March spirit. (Xinhua/Luo Xiaoguang)
Cờ Phúc Kiến, Trung Quốc 1933
Link youtube
Bà con nào biết tiếng Tàu thì nghe,tôi chịu chết, coi hình thôi.
TÀI LIỆU SAU CHÉP TẠI ĐÂY ĐỂ BÀ CON THAM KHẢO THÊM
Theo Wikipedia – Quốc kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (hay còn gọi là “Cờ đỏ sao vàng” (truy cập 4-3-2015) do Hồ Chí Minh mang từ Trung Quốc về nước. Cũng theo bài viết này thì một người khác, Nguyễn Hữu Tiến, có thể là tác giả của lá cờ này, nhưng “không có tài liệu nào chứng minh đồng chí Nguyễn Hữu Tiến là người vẽ lá cờ Tổ quốc”. Nguyên văn như sau:
Theo Võ Nguyên Giáp, năm 1941, Hồ Chí Minh từ Trung Quốc về và “lá cờ ấy bác mang theo về nước. Vào ngày 19/5/1941, lá cờ được treo giữa hang Pắc Bó, khai mạc Hội nghị thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội”…
Nguyễn Hữu Tiến
… Tuy nhiên, trong công văn số 1393/VHTT-BTCM do Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin Lưu Trần Tiêu ký ngày 18-4-2001 có ghi: “Tất cả các nguồn tài liệu hiện có tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, tại Viện Lịch sử Đảng trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đều không có tài liệu nào chứng minh đồng chí Nguyễn Hữu Tiến là người vẽ lá cờ Tổ quốc.”
Cờ ở miền Bắc: VNDCCH. Cờ giai đoạn 1945-1955, và Cờ sau năm 1955.
Nguồn: Quốc kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (hay còn gọi là “Cờ đỏ sao vàng”)
(truy cập 4-3-2015)
Cờ ở miền Nam:
* VNCH: 2/6/1948 – 30/4/1975
* MTDTGPMNVN: 30/4/1975 – 2/7/1976
Nguồn: http://www.worldstatesmen.org/Vietnam.html
(truy cập 3-3-2015)
Cờ của tỉnh Phúc Kiến, giai đoạn 21/11/1933 – 21/1/1934 (Fuzhou -Phúc Châu- là thủ phủ của tỉnh Phúc Kiến)
Nguồn: http://web.archive.org/
Tức trang mạng lưu trữ từ nguồn http://worldstatesmen.org/China.html
(truy cập 3-3-2015)
Cờ của tỉnh Phúc Kiến, giai đoạn 21/11/1933 – 21/1/1934
Nguồn: http://worldstatesmen.org/China.html
(truy cập 3-3-2015)
Như thế:
– Cờ của miền Bắc, giai đoạn 1945–1955, giống hệt với cờ của tỉnh Phúc Kiến bên Tàu, theo như tài liệu từ trang mạng lưu trữ.
http://web.archive.org/
– Cờ của MTDTGPMNVN gần giống với cờ của tỉnh Phúc Kiến bên Tàu, theo http://worldstatesmen.org/China.html
Tại sao lại có sự thay đổi lá cờ của tỉnh Phúc Kiến ở trang mạng này? Theo Giang Thủy, một bạn đọc của Dân Làm Báo, thay đổi này do sự can thiệp của CSVN sau khi có người, vào năm 2002, phát giác ra sự giống nhau y hệt giữa cờ của tỉnh Phúc Kiến (Trung Cộng) và cờ ở giai đoạn 1945-1955 của miền Bắc.
*
Một lá cờ khác của Trung Cộng (đảng kỳ của Hồng quân Trung cộng) gần giống hệt với cờ của miền Bắc, giai đoạn 1945–1955, chỉ khác nhau là cờ ở miền Bắc không có hình búa liềm mầu đen ở giữa ngôi sao. Lá cờ của Trung Cộng này được treo trong kỳ Đại hội Cổ Điền (The Gutian Congress) của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CSTQ), tổ chức vào năm 1929. Đại hội Cổ Điền là Đại hội lần thứ 9 của đảng CSTQ. Nhìn kỹ sẽ thấy dưới lá cờ có hình Mác và Lê Nin.
Photograph of the meeting room (a former primary school classroom) where the Gutian Congress of the Chinese Communist Party was held in 1929. Location: Gutian Town, Shanghang County, southwestern Fujian Province, China.
(tạm dịch: Bức ảnh phòng họp (một phòng tiểu học cũ) nơi Đại hội Cổ Điền của Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức vào năm 1929. Địa điểm: Cổ Điền, Thượng Hàng, tây nam tỉnh Phúc Kiến, Trung Cộng)
Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/ (truy cập 4-3-2015)
Ghi chú: (Gutian County) Cổ Điền (chữ Hán giản thể: 古田县) là một huyện thuộc địa cấp thị Ninh Đức, tỉnh Phúc Kiến, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Nguồn: http://vi.wikipedia.org/ (truy cập 4-3-2015)
*
Một bức tranh vẽ lại Đại hội Cổ Điền này hiện đang bán đấu giá tại địa chỉ sau:
http://www.liveauctioneers.com/ (truy cập 4-3-2015)
Nhưng, theo trang mạng của ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11 – TP. HỒ CHÍ MINH (truy cập 4-3-2015) thì lá cờ đỏ sao vàng “lồng trên hình búa liềm” được dùng “từ đầu những năm 1930”. Hình sau chụp lại từ trang mạng của UBND quận 11.
Chép lại cho rõ: “lá cờ đỏ có ngôi sao vàng 5 cánh nhưng được lồng trên hình búa liềm.”
Nguồn: Trang mạng của ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11 – TP. HỒ CHÍ MINH (truy cập 4-3-2015)
http://www.quan11.hochiminhcity.gov.vn
Đâu là sự thật khi chính tài liệu của đảng CSVN cũng khác nhau!
*
Một lá cờ khác: The flag of the Chinese Soviet State – Lá cờ của Nhà nước Liên Xô Trung Quốc, có trước lá cờ của tỉnh Phúc Kiến. Lá cờ này có vào năm 1927, giai đoạn đầu của đảng CS Trung Quốc. Lá cờ của Chinese Soviet State có hình dạng như sau:
Nguồn: alternatehistory (truy cập 5-3-2015)
Cái búa của lá cờ này, nhìn dữ hơn, khác với cái búa của lá cờ tỉnh Phúc Kiến sau này. Nói theo kiểu bạn đọc Giang Thủy thì: “nếu gọi lá cờ đỏ sao vàng mập nguyên thủy của ủy ban nhân dân thủ phủ Phúc Châu của tỉnh Phúc Kiến là bố của quốc kỳ VC thì cờ “Chinese Soviet State” là ông nội của quốc kỳ VC“.
5-3-2015
xoathantuong
www.geocities.ws/xoathantuong
Bài liên quan:
- Nguyễn Quang Duy, Cội nguồn và ý nghĩa lá cờ đỏ sao vàng, 26.8.2008 (truy cập 5-3-2015)
- Hồ Chí Minh, Trả lời một nhà báo nước ngoài (16-7-1947). (Báo điện tử đảng CSVN, truy cập 5-3-2015)
Trả lời một nhà báo nước ngoài (16-7-1947)
Nhiều câu ngài hỏi thì trước đây các báo ngoại quốc và mới rồi đây Hãng REUTER và một nhà báo ngoại quốc khác đã hỏi tôi và tôi đã trả lời. Nhưng ngài đã có lòng hỏi thì tôi cũng sẵn lòng đáp:
1) Quốc hội Việt Nam là do toàn dân đầu phiếu cử ra. Tất cả đàn ông và đàn bà 18 tuổi trở lên đều có quyền tuyển cử. Cuộc tuyển cử lần đầu ngày 6-1-1946, trung bình là 82 phần trǎm cử tri đã tham gia. Lúc đó có đại biểu của báo ngoại quốc đến xem.
Trưởng ban Thường trực Quốc hội là một vị nho học lão thành, trước đã làm quan đến bực đại thần; Phó trưởng ban là một vị linh mục và một vị đảng viên của Đảng Dân chủ.
2) Chính phủ Việt Nam gồm có đại biểu các Đảng Xã hội, Đảng Dân chủ Việt Minh, Việt Nam Cách mệnh đồng minh hội, Quốc dân đảng và nhiều vị không có đảng phái nào.
Chính sách đối nội của Việt Nam là dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.
Chính sách đối ngoại là thân thiện với tất cả các láng giềng Trung Hoa, ấn Độ, Xiêm La, Cao Mên, Ai Lao, v.v., mà không thù gì với nước nào.
3) Chúng tôi không chủ trương giai cấp tranh đấu vì một lẽ từng lớp tư sản Việt Nam đã bị kinh tế thực dân đè nén không cất đầu lên được, khiến cho kinh tế Việt Nam đã bị tiêu diệt, dân cùng, tài tận 1 . Trái lại chúng tôi chủ trương làm cho tư bản Việt Nam phát triển. Mà chỉ có thống nhất và độc lập thì tư bản Việt Nam mới có thể phát triển.
Đồng thời chúng tôi rất hoan nghênh tư bản Pháp và tư bản các nước khác thật thà cộng tác với chúng tôi. Một là để xây dựng lại Việt Nam sau lúc bị chiến tranh tàn phá, hai là để điều hoà kinh tế thế giới và giữ gìn hoà bình.
4) Quốc kỳ Việt Nam có hai ý nghĩa, mầu đỏ thì quốc kỳ nhiều nước khác đều có không cần phải giải thích. Sao vàng là:
a) Trung Quốc là một nước to lấy mặt trời làm tiêu biểu. Việt Nam là một nước nhỏ lại có quan hệ mật thiết với Trung Quốc đã mấy ngàn nǎm cho nên lấy ngôi sao làm tiêu biểu.
b) Nǎm cánh ngôi sao là đại biểu cho sự đoàn kết nǎm lớp nhân dân Sĩ, Nông, Công, Thương, Binh, nay ra đời trong lúc nhân dân Việt Nam nổi lên chống Nhật và đứng về phe các nước Đồng minh.
5) Hội Liên hiệp quốc dân là do những người lão thành có danh vọng đạo đức như cụ Huỳnh Thúc Kháng, cụ Bùi Bằng Đoàn, v.v., và những người yêu nước không có đảng phái đứng ra tổ chức.
Hội đó đã thực hiện sự đại đoàn kết của toàn dân gồm tất cả các từng lớp đảng phái tôn giáo và dân tộc trong nước Việt Nam. Tinh thần của Hội đó là yêu nước, chương trình là quyết tranh đấu cho Tổ quốc được thống nhất độc lập và dân chủ phú cường.
Có bao nhiêu hội viên tôi chưa rõ. Song lấy những nơi tôi đã biết và suy đoán, có thể nói từ Nam chí Bắc có hàng mười triệu hội viên.
Thí dụ: Chỉ có sáu tỉnh Duyên hải Bắc Bộ, mà chỉ kể phụ nữ mà thôi thì đã có mười hai vạn hội viên.
6) Trí thức Việt Nam đã gánh một phần quan trọng trong cuộc kháng chiến cứu quốc và gánh một phần quan trọng trong công việc kiến quốc. Hiện nay hầu hết nhân viên trong Chính phủ trung ương là người trí thức.
7) Chẳng những Việt Nam mà nước nào cũng có phái phản đối. Nhưng trong lúc Tổ quốc lâm nguy thì tất cả các đảng phái đoàn kết cứu nước. Hiện nay Việt Nam đã thực hiện chính sách đó, song việc mượn tiếng phản đối, mà phản kháng chiến, phản nhân dân, đi theo phe địch như Uông Tinh Vệ ở Trung Hoa, bọn Lavan ở Pháp, thì quốc dân không thể tha thứ, lịch sử không thể khoan dung.
Những người lỡ đi lầm đường mà biết trở về với Tổ quốc thì dân Việt Nam sẵn sàng hoan nghênh.
8) Bao giờ Pháp thật thà thừa nhận Việt Nam độc lập và thống nhất thì chiến tranh sẽ lập tức kết liễu. Chúng tôi sẽ nhờ tư bản và kỹ thuật các nước hữu bang và cả nước Pháp và nhờ sự hǎng hái của Việt Nam mà mau chóng kiến thiết lại mặc dầu hiện nay chiến tranh đã đưa đến một sự phá hoại không thể tưởng tượng.
Ngài cũng biết kinh nghiệm các nước nhất là Trung Hoa kháng chiến bằng cách du kích có thể kéo dài 8, 9 nǎm.
9) Tôi không thể bình phẩm Cao uỷ Bôlae vì tôi chưa gặp ông bao giờ và vì chưa thấy ông thực hiện một chính sách gì cụ thể. Tôi chỉ mong rằng ông Bôlae sẽ lấy tư cách một nhà đại chính trị, thực thà thừa nhận Việt Nam độc lập thống nhất để đưa lại sự thân thiện hợp tác cho hai dân tộc Việt – Pháp. Nếu ông ta làm một cách chính đại quang minh thì ông sẽ thành công.
10) Cám ơn ngài. Tôi vẫn mạnh khoẻ mặc dầu tin Pháp đã mấy lần đồn rằng tôi đã chết rồi.
Ngài đã hỏi, tôi xin dẹp sự khiêm tốn lại một bên mà đáp một cách thực thà: Tôi không nhà cửa, không vợ, không con, nước Việt Nam là đại gia đình của tôi. Phụ lão Việt Nam là thân thích của tôi. Phụ nữ Việt Nam là chị em của tôi. Tôi chỉ có một điều ham muốn là làm cho Tổ quốc tôi được độc lập thống nhất, dân chủ.
Bao giờ đạt được mục đích đó tôi sẽ trở về làm một người công dân du sơn ngoạn thuỷ, đọc sách làm vườn.
Chúc ngài mạnh khoẻ.
Ngày 16 tháng 7 nǎm 1947
HỒ CHÍ MINH
Sách Lời Hồ Chủ tịch,
Nha Thông tin Việt Nam, 1949, t.2, tr.8-10.
cpv.org.vn
Cội nguồn và ý nghĩa lá cờ đỏ sao vàng
Trong thời đại thông tin toàn cầu, muốn tìm hiểu cuội nguồn và ý nghĩa lá cờ đỏ sao vàng là một việc không mấy khó khăn. Nhân tháng Tám và ngày 2 tháng Chín sắp tới, người viết xin tổng hợp và phân tích một số nguồn mới nhất về lá cờ này.
Xưa và nay – nguồn chính thức
Cờ đỏ sao vàng được chính thức công nhận xuất hiện lần đầu trong cuộc Nam kỳ Khởi nghĩa và tác giả lá cờ là ông Nguyễn Hữu Tiến.
Theo nguồn này, tháng 7 năm 1940, Hội nghị Xứ ủy Nam kỳ được tổ chức tại Tân Hương quyết định khởi nghĩa. Đến tháng 9 năm 1940, Xứ uỷ lại họp bàn về kế hoạch khởi nghĩa. Nhằm khẳng định tổ chức, thống nhất hiệu lệnh chỉ huy và động viên quần chúng, ban lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giao cho ông Nguyễn Hữu Tiến thiết kế một lá cờ. Sau nhiều lần phác thảo, ông Tiến sáng tác mẫu cờ nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Cùng với mẫu cờ, ông sáng tác bài thơ dưới đây để giải thích ý nghĩa của lá cờ:
Hãy chiến đấu với cờ thiêng tổ quốc
Nền cờ thắm máu đào vì đất nước
Sao vàng tươi da của giống nòi
Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi
Hỡi sĩ-công-nông-thương-binh
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh.
Mẫu cờ được Ban lãnh đạo cuộc khởi nghĩa như Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ... chuẩn y.
Ngày 23/11/1940, cuộc khởi nghĩa nổ ra, nhưng nhanh chóng bị thất bại. Nguyễn Hữu Tiến bị bắt và bị quân Pháp giết ngày 28/8/1941. Trước lúc hy sinh, ông đã để lại bài thơ, trong đó có câu:
Anh em đi trọn con đường nhé
Cờ đỏ sao vàng sáng tương lai.
Do đã được chính thức công nhận, chi tiết về Nam kỳ Khởi nghĩa và tác giả Nguyễn Hữu Tiến, tương tự như trên, đã được phổ biến trên hầu hết các website của Đảng, Nhà nước và Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. [1]
Website cuả Đảng Cộng sản Việt Nam
Trên Website của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngoài việc chính thức công nhận ông Nguyễn Hữu Tiến là “tác giả sáng tạo” lá cờ, còn đề cập đến hai việc sau:
- “Từ năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vã lãnh đạo cách mạng. Thời kỳ đầu, trong các cuộc đấu tranh đã xuất hiện lá cờ đỏ có ngôi sao vàng năm cánh nhưng được lồng trên hình búa liềm.” [2]
- “Năm 1940, Xứ uỷ Đảng Cộng sản Đông Dương ở Nam kỳ họp quyết định khởi nghĩa, đã thực hiện di huấn của đồng chí Trần Phú – Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng – lấy cờ đỏ sao vàng làm lá cờ khởi nghĩa với ước muốn là sau khi đánh đổ đế quốc Pháp sẽ thành lập nước Việt Nam Cộng hòa Dân chủ và quốc kỳ Việt Nam sẽ là lá cờ đỏ có ngôi sao vàng năm cánh.” [3]
Theo nhà văn Sơn Tùng, “Năm 1965, tôi gặp cụ Đặng Thai Mai, theo cụ kể, nhà báo Thép Mới có nói đồng chí Trần Phú đem mẫu cờ từ Liên Xô về. Nhưng cụ lại bảo: ‘Tôi không tin. Anh Văn (Đại tướng Võ Nguyên Giáp), anh Tô (Thủ tướng Phạm Văn Đồng) có biết không, tôi không dám chắc’.” [4]
Hội thảo về Nam kỳ Khởi nghĩa tháng 10 năm 2005
Dựa trên tài liệu của một cuộc hội thảo về Nam kỳ Khởi nghĩa, được tổ chức tại Mỹ Tho năm 2005, báo Tuổi trẻ trong một loạt bài 5 kỳ, cho biết, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ và Nguyễn Hữu Tiến đều không tham dự Hội nghị Tân Hương. Tất cả bị Pháp bắt trước hay sau hội nghị này vài ngày. [5]
Báo Tuổi trẻ cũng cho biết công văn số 1393/VHTT-BTCM do Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin Lưu Trần Tiêu ký ngày 18-4-2001 ghi rõ: “Tất cả các nguồn tài liệu hiện có tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, tại Viện Lịch sử Đảng trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đều không có tài liệu nào chứng minh đồng chí Nguyễn Hữu Tiến là người vẽ lá cờ Tổ quốc”. [6]
Theo báo Tuổi trẻ, tư liệu về ông Nguyễn Hữu Tiến đều xuất phát từ nhà văn Sơn Tùng. Trong một cuộc phỏng vấn nhà văn này cho biết: “... Tôi bắt đầu tìm hiểu về lá cờ đỏ sao vàng từ năm 1965. Cũng vào năm ấy, tôi gặp được cụ Đặng Văn Cáp - người được Bác Hồ giao nhiệm vụ theo dõi tin tức thời sự qua radio. Lúc ở Quế Lâm (Trung Quốc), cụ Đặng Văn Cáp biết tin Nam kỳ Khởi nghĩa qua radio. Nghe báo, Bác lặng đi, rồi nói: ‘Dậy non rồi, tổn thất lớn’. Bác Hồ lại hỏi ngay: ‘Trong Nam kỳ Khởi nghĩa có gì mới nữa?’. Cụ Đặng Văn Cáp báo lại là có cờ đỏ sao vàng. Lần đầu tiên nghe nói đến cờ đỏ sao vàng. Bác Hồ hỏi tiếp: ‘Sao mấy cánh? Sao vàng ở giữa hay ở góc?’. Cụ Cáp trả lời: ‘Không thấy họ nói’... Bác lặng đi suy nghĩ. Rồi Bác bảo cụ Cáp ra phố mua cho Bác một tấm vải đỏ... Khi cụ Cáp mua về, Bác đã thửa lá cờ đỏ, sao vàng cắt bằng giấy vàng, có 5 cánh, dán ở giữa. Sau khi gặp cụ Đặng Văn Cáp, tôi cứ canh cánh trong lòng về một câu hỏi: lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong khởi nghĩa Nam kỳ, ai đã vẽ nên?” [7]
Theo báo Tiền phong, “nhà văn Sơn Tùng là người chuyên viết về Bác Hồ và các danh nhân cách mạng”! [8]
Tác phẩm Nguyễn Hữu Tiến của nhà văn Sơn Tùng. Nguồn: vietbao.vn |
Báo Tuổi trẻ quay sang đề cập đến hồi ký cuả ông Lê Quang Sô viết năm 1968. Hồi ký này do Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương tổ chức viết và lưu trữ. Trong hồi ký, ông Sô nhận mình là tác giả lá cờ. Ông Lê Vũ Lang, con trai của ông Sô, thừa nhận biết rõ việc cha mình đã thiết kế lá cờ đỏ sao vàng.
Tại hội thảo, Tiến sĩ Lê Minh Đức (phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Tiền Giang) cho phổ biến kết quả công trình nghiên cứu mới nhất về Nam kỳ Khởi nghĩa. Theo đó, ông Phan Văn Khỏe (bí thư Tỉnh ủy Mỹ Tho, sau này là bí thư Xứ ủy Nam kỳ) đã giao cho ông Lê Quang Sô thiết kế lá cờ. Ông Sô đã tham khảo ý kiến với ông Lê Kiến Đức và cùng ông Hồ Tri Hạ vẽ ra lá cờ. Vào khoảng tháng 4-1940, Phan Văn Khỏe đồng ý với hình mẫu được phác thảo... Lá cờ này có nền đỏ tượng trưng cho cách mạng, năm cánh sao tượng trưng cho tầng lớp sĩ, nông, công, thương, binh đoàn kết, màu vàng có ý nghĩa là màu dân tộc. Đến tháng 7-1940, hội nghị Xứ ủy Nam kỳ ở Tân Hương đã họp và quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến cuộc khởi nghĩa, trong đó có hình thức của chính quyền, quốc kỳ, khẩu hiệu, các chính sách đối với các tầng lớp nhân dân. [10]
Trong bài cuối cùng, kỳ thứ 5, báo Tuổi trẻ tự đặt câu hỏi: “Nhưng liệu những tư liệu đó có đầy đủ giá trị và cơ sở khoa học để kết luận về một vấn đề lịch sử quan trọng hay không?” và đã tự trả lời “Tác giả quốc kỳ: vẫn là dấu chấm hỏi”. [11]
Thực ra chủ đề chính được đưa ra mổ xẻ tại cuộc hội thảo này là: có phải thể chế dân chủ cộng hòa đã ra đời và được thực thi tại Mỹ Tho trong cuộc khởi nghĩa ở Nam kỳ hay không? Khi tổng kết hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Phúc, Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, đã gút lại vấn đề như sau: “Trong hội thảo, các tham luận đã thống nhất rằng trong khởi nghĩa Nam kỳ, ở Mỹ Tho đã thực thi thiết chế Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chúng ta đã tìm được những tư liệu rất quí, khẳng định thiết chế dân chủ cộng hòa đã được thực thi. Có đại biểu đã khẳng định về việc thành lập nội các, đứng đầu là đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Với tư liệu đó, chúng ta có thể đưa vào lịch sử chính thức được.” [12]
Kết luận này dựa trên một số tư liệu. Thứ nhất, một tờ truyền đơn vừa được phát hiện dưới dạng “thư ngỏ gửi anh chị em Hoa kiều” của Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn. Thư ngỏ này kêu gọi đồng bào người Hoa hãy sát cánh cùng Đảng Cộng sản Đông Dương để đứng lên “Thành lập Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Thứ hai, thông báo của Xứ ủy Nam kỳ ngày 3-10-1940: “Phải giải thích cho nhân dân hiểu rằng sau khi đánh thắng thực dân Pháp, chúng ta sẽ thành lập một chính phủ dân chủ cộng hoà.” Và một vài hồi ký và một vài nhân chứng.
Các sử gia cuả Đảng tham dự cuộc hội thảo quên hẳn việc tham khảo vô khối các tài liệu về Nam kỳ Khởi nghĩa khác. Thí dụ như bài viết: “Quá trình chuẩn bị khởi nghĩa của đảng bộ và nhân dân tỉnh Hóc Môn” đăng trên website tỉnh Hóc Môn. Bài viết này nêu rất rõ trong cuộc Nam kỳ Khởi nghĩa, tại tỉnh Hóc Môn, bà Đỗ Thị Lơi đã phụ trách chuẩn bị và các bà Võ Thị Hốt, Nguyễn Thị Sét, Nguyễn Thị Cân, Nguyễn Thị Su... đã nhận nhiệm vụ treo cờ đỏ búa liềm. [13]
Trong các phong trào do Đảng Cộng sản chỉ đạo, chỉ có thể có một biểu tượng duy nhất và biểu tượng này phải được chính thức ghi vào nghị quyết. Cho đến nay những tài liệu quan trọng như biên bản và nghị quyết hội nghị Tân Hương tháng 7-1940, hội nghị Bến Lức tháng 4-1940,... vẫn chưa tìm thấy được. Như vậy lá cờ nào đã được chính thức sử dụng trong cuộc khởi nghĩa tại Nam kỳ vẫn chỉ là một dấu chấm hỏi.
Nếu vẫn dựa trên chuyện “Bác” nghe đài, vô hình trung chỉ ca ngợi, thông tin thời Pháp thuộc vừa nhanh, vừa chính xác, vừa tự do gấp vạn lần dưới chế độ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa hiện nay.
Các nguồn khác
Giả sử lá cờ đỏ sao vàng đã được sử dụng trong cuộc Nam kỳ Khởi nghĩa, thì tại sao hồi ký ông Lê Quang Sô viết năm 1968 nay mới được để ý tới? Theo báo Tuổi trẻ, ông Lê Quang Sô hoạt động cách mạng sớm, là trí thức Nho học và biết tiếng Pháp. Ông đã đi Trung Quốc năm 1927, từng gặp nhà ái quốc Phan Bội Châu... Ông cũng là người dịch quyển Chiến lược và chiến thuật du kích chiến tranh của Trung Quốc và sau đó in 500 quyển phổ biến cho các nơi trước ngày khởi nghĩa. [14]
Trước đây trên một số diễn đàn có thảo luận về việc cờ đỏ sao vàng đã được dùng tại tỉnh Phúc Kiến. Một người ký tên T.L.T. đã đề cập việc “Trên VTV3 Việt Nam, lúc 20h các ngày thứ 2 đến thứ 6, từ 26/2/2002 đến 08/4/2002 đã chiếu bộ phim Trường chinh 24 tập của Trung Quốc, do Kim Thao và Đường Quốc Cường đạo diễn, Quốc Cường cũng thủ vai Mao. Phim nói về cuộc kháng chiến chống Tưởng của Mao. Ai để ý sẽ thấy nhiều cảnh Hồng quân Trung Quốc phất cờ đỏ sao vàng trong các trận đánh. Nói thêm về Mao, theo lịch sử: khi bất đồng ý kiến với các lãnh tụ cộng sản đầu tiên của Trung Quốc, Mao quay qua nghiên cứu nông dân, tổ chức chính trị tập hợp nông dân ở khu vực Phúc Kiến, Hồ Nam, Giang Tây. Năm 1931 Mao thành lập Chính phủ cộng hòa Xô-viết đầu tiên tại Thụy Kim, Giang Tây. Vậy thủ phủ Phúc Châu (Fuzhou) thuộc Phúc Kiến nằm trong vùng ảnh hưởng của Mao.” Vừa rồi, ở Úc đài SBS có chiếu bộ phim này, người viết có xem và thấy cờ đỏ sao vàng (múi sao phình ra như lá cờ Việt Minh) xuất hiện nhiều lần, nhất là cảnh Hồng quân Trung Quốc phất cờ đỏ sao vàng trong các trận đánh đúng như T.L.T. đã góp ý.
Có ý kiến cho rằng chính vì lá cờ Việt Minh là lá cờ của tỉnh Phúc Kiến nên sau này Đảng Cộng sản đã phải cho sửa lại lá cờ. Và biết đâu cũng do Lê Quang Sô đã từng sống và dịch sách chiến tranh du kích Trung Quốc mà hồi ký của ông đã bị gác sang một bên.
Lá cờ đỏ với ngôi sao vàng năm cánh nhưng được lồng trên hình búa liềm cũng được thấy xuất hiện nhiều lần trong bộ phim Trường chinh. Đảng Cộng sản xác nhận lá cờ này đã được sử dụng tại Việt Nam trong những năm đầu của thập niên 1930. [15]
Bài báo Tiền phong phỏng vấn nhà văn Sơn Tùng, gợi lên hình ảnh vào những năm 1960 đã có nhiều thắc mắc về lá cờ này. Vụ án “xét lại” nhằm khủng bố những đảng viên có khuynh hướng thân Liên Sô cũng xảy ra trong thời gian này. Một trong những dư luận là lá cờ đã được chính Hồ Chí Minh mang từ Trung Quốc về. [16]
Thật ra ngôi sao vàng đã được sử dụng trước đó, như năm 1925, khi sáng lập tờ Thanh niên ở nước ngoài, Hồ Chí Minh (lúc đó còn dùng tên Nguyễn Ái Quốc) đã lấy ngôi sao năm cánh làm biểu tượng.
Hay hình ảnh sao vàng năm cánh đã xuất hiện trong bài thơ “Không ngủ được” (Nhật ký trong tù):
Một canh... hai canh... lại ba canh
Trằn trọc, băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh
Ngoài bìa tác phẩm Nhật ký trong tù có đề năm 1931-33 và rất có thể tác phẩm này không phải của Hồ Chí Minh.
Sự gắn bó giữa Hồ Chí Minh và Trung Quốc được nêu rõ trong bài “Gặp nhà Hồ Chí Minh học ở Quảng Tây” vừa được phổ biến trên điện báo đài BBC. Học giả Hoàng Tùng cho biết, “Chính trong thời gian ở thành phố Quế Lâm của tỉnh này, khi Trung Quốc kháng chiến chống Nhật, ông (Hồ Chí Minh) viết bài ca dao “Cứu Trung Quốc là tự cứu mình”. Trong bài có đoạn “Trung Việt, khác nào môi với răng / Nhớ rằng môi hở thì răng buốt”, sau này được lấy làm khẩu hiệu của quan hệ Việt - Trung trong một thời gian dài.” [17]
Học giả Hoàng Tùng còn cho biết Hồ chí Minh đã sống trên 12 năm ở Trung Quốc và “... thời Bác Hồ là quan hệ anh em cùng chung tư tưởng...”, nên lá cờ Việt Minh rất có thể do chính Hồ Chí Minh thiết kế.
Nhìn chung Đảng Cộng sản Đông Dương thuộc Đệ tam Quốc tế Cộng sản. Búa liềm và sao vàng là biểu tượng chung của tổ chức này. Ở Đông Dương lại có nhiều đảng bộ người Hoa. Cùng chung tư tưởng và để thống nhất đấu tranh, việc sử dụng những biểu tượng tương tự không có gì là lạ.
Lá cờ Việt Minh
Chương trình của Việt Minh có ghi: “Sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp, Nhật, sẽ lập nên Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, lấy cờ đỏ sao vàng 5 cánh làm quốc kỳ.” Đảng Cộng sản công nhận đây là văn bản đầu tiên chính thức đề cập đến lá cờ đỏ sao vàng. [18] Sau đó Đại hội Tân Trào chính thức quyết định việc này.
Trong tháng Tám 1945, lá cờ này công khai xuất hiện, Việt Minh nhanh chóng giành được chính quyền từ chính phủ Trần Trọng Kim. Lá cờ Việt Minh cũng nhanh chóng được đa số người Việt thời ấy chấp nhận làm biểu tượng độc lập và tự do. Lá cờ này đã được chính thức xác nhận là quốc kỳ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (VNDCCH) qua Điều 3 của Hiến pháp 1946. [19]
Lá cờ Việt Minh nền đỏ với ngôi sao màu vàng tươi và các múi sao phình ra. Về ý nghĩa, 5 cánh sao tượng trưng cho sự đoàn kết cuả năm tầng lớp dân chúng: sĩ, nông, công, thương và binh, màu đỏ là màu cách mạng và màu vàng tươi là màu dân tộc.
Lá cờ hiện nay
Sau năm 1954, Đảng Cộng sản khi ấy là Đảng Lao động quyết định tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Xoá bỏ giai cấp là ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn lịch sử này. Nước VNDCCH cũng xác nhận là thành viên trong khối cộng sản. Để chính thức hoá việc này, Đảng Cộng sản đã cho thay đổi hiến pháp. Điều thứ 109 của Hiến pháp 1959 cũng xác nhận quốc kỳ của nước VNDCCH là cờ đỏ sao vàng. Tuy nhiên ngôi sao trên lá cờ với mũi thon lại, năm góc thẳng đều nhau, màu vàng tươi nay thành màu vàng kim loại.
Chưa rõ lá cờ này đã bắt đầu sử dụng khi nào. Theo tạp chí Lịch sử Quân sự số 5/2002 thì đó là vào kỳ họp thứ 5, Khóa I vào tháng 9 năm 1955. Báo cáo của tiểu ban nghiên cứu về quốc kỳ, quốc ca, quốc huy cho biết: “Nhân dân từ trước đến nay vẫn vẽ ngôi sao với cánh thon.” [20]
Về ý nghĩa của lá cờ này, trên website Đảng Cộng sản nói rõ: “Nền đỏ tượng trưng cho màu nhiệt huyết cách mạng, màu chiến đấu và chiến thắng; màu vàng của ngôi sao tượng trưng cho sự sáng ngời của linh hồn dân tộc Việt Nam; năm cánh sao là sức mạnh đoàn kết của các tầng lớp đồng bào chiến đấu giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.” [21]
Cách mạng đây là cách mạng vô sản thế giới. Cho mãi đến năm 1990, cụm từ “phản cách mạng” vẫn thường được dùng để quy kết những người quốc gia. Những người không tin và không theo phong trào cộng sản thế giới.
Trên cờ Liên Xô và cờ Trung Quốc đều có ngôi sao. Ngôi sao vàng lớn trên lá cờ Trung Quốc biểu tượng cho Đảng Cộng sản Trung Hoa. Bốn ngôi sao nhỏ đặc trưng cho (các đảng cộng sản) sắc tộc đoàn kết quanh Đảng Cộng sản Trung Hoa. [22] Nếu như thế, có phải Đảng Cộng sản Việt Nam đã tự ví mình là “linh hồn của dân tộc Việt Nam” hay không?
Đấu tranh giành độc lập tự do là công của toàn dân. Lịch sử đã minh chứng yêu nước không cần phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, yêu thế giới đại đồng. Thậm chí còn ngược lại.
Nhờ được tổ chức tốt, Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang nắm đựơc chính quyền. Theo phong trào quốc tế, Đảng Cộng sản đã đưa đất nước vào 5 cuộc chiến tranh. Trong tình hữu nghị anh em, ngày 14 tháng 9 năm 1957, Thủ tướng nước VNDCCH Phạm Văn Đồng đã ký công hàm gửi Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai, cam kết “... triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc...” Lấy cớ này Trung Quốc đã công khai lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam.
Sau trên 60 năm cầm quyền, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia nghèo nàn và lạc hậu – cả về vật chất lẫn tinh thần – nhất trên thế giới. Dân tộc Việt bị chia rẽ ra làm ba bộ phận: hai trong (theo và không theo Đảng) và một ngoài lãnh thổ Việt Nam. Khoảng cách chênh lệch về mọi mặt giữa 3 nhóm mỗi ngày một lớn hơn.
Xét về tính hợp pháp và chính thống, việc đổi hiến pháp hay thay cờ là hoàn toàn mất dân chủ, vi hiến và bất hợp pháp. Nó không theo đúng tinh thần và nội dung cuả Hiến pháp 1946. Điều 70 Hiến pháp 1946 quy định rõ các thủ tục pháp lý cuả sự thay đổi hiến pháp: “Sửa đổi hiến pháp phải theo những cách thức sau đây: a) Do hai phần ba tổng số nghị viên yêu cầu. b) Nghị viên bầu ra một ban dự thảo những thay đổi. c) Những điều thay đổi khi đã được nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết." [23] (Xin xem bài viết trước đây của tôi về đề tài này.)
Quốc kỳ phải là biểu tượng của một quốc gia về ý chí, sức mạnh và sự thống nhất của toàn dân mà mọi công dân đều hãnh diện treo cao, kính cẩn chào khi bình thường và xả thân chiến đấu để bảo vệ khi hữu sự. Từ lịch sử đến hiện tại, lá cờ đỏ sao vàng có biểu tượng được như thế hay không? Câu trả lời chỉ có được khi nào đa số dân Việt trong và ngoài nước được tự do trưng cầu để chọn lựa một lá quốc kỳ cho Việt Nam. Không có sự việc gì là vĩnh viễn cả. Nếu cứ tiếp tục tự tôn vinh là tự chọn con đường đào thải mà tất cả các quốc gia tiền cộng sản đã trải qua.
Melbourne, Úc Đại Lợi, 22/8/2008
© 2008 talawas
[1]Xem: “Quốc kỳ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, http://www.dongnai.gov.vn và “Quốc kỳ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, http://www.cpv.org.vn/
[2]Xem: “Quốc kỳ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, http://www.cpv.org.vn/
[3]Tài liệu vừa dẫn.
[4]Xem: Thiên Sơn, 2005, báo Tiền phong, “Nhà văn Sơn Tùng và hành trình đi tìm tác giả quốc kỳ”, http://vietbao.vn/
[5]Bùi Thanh, 2006, báo Tuổi trẻ, “Nền cộng hòa 49 ngày” – Kỳ 1: Tổn thất trước ngày khởi nghĩa
[6]Bùi Thanh, 2006, báo Tuổi trẻ, “Nền cộng hòa 49 ngày” – Kỳ 4: Nguyễn Hữu Tiến hay Lê Quang Sô?
[7]Xem: Bùi Thanh, 2006, báo Tuổi trẻ, “Nền cộng hòa 49 ngày” – Kỳ 3: Báu vật 23-11-1940; và Thiên Sơn, 2005, báo Tiền phong, “Nhà văn Sơn Tùng và hành trình đi tìm tác giả quốc kỳ”, http://vietbao.vn/
[8]Xem: Thiên Sơn, 2005, tài liệu vừa dẫn
[9]Bùi Thanh, 2006, báo Tuổi Trẻ, “Nền cộng hòa 49 ngày” – Kỳ 4: Nguyễn Hữu Tiến hay Lê Quang Sô?
[10]Xem: Bùi Thanh, 2006, báo Tuổi Trẻ, “Nền cộng hòa 49 ngày” – Kỳ 3: Báu vật 23-11-1940
[11]Xem: Bùi Thanh, 2006, báo Tuổi Trẻ, “Nền cộng hòa 49 ngày” – Kỳ 5: Tác giả quốc kỳ: vẫn là dấu chấm hỏi
[12]Xem: Bùi Thanh, 2006, báo Tuổi Trẻ, “Nền cộng hòa 49 ngày” – Kỳ 2: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quốc
[13]Xem: “Quá trình chuẩn bị khởi nghiã của đảng bộ và nhân dân tỉnh Hóc Môn” http://www.hocmon.hochiminhcity.gov.vn
[14]Xem: Bùi Thanh, 2006, báo Tuổi Trẻ, “Nền cộng hòa 49 ngày” – Kỳ 4: Nguyễn Hữu Tiến hay Lê Quang Sô?
[15]Xem: “Quốc kỳ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, http://www.cpv.org.vn/
[16]Xem: Thiên Sơn, 2005, báo Tiền Phong, “Nhà văn Sơn Tùng và hành trình đi tìm tác giả quốc kỳ”, http://vietbao.vn/
[17]Xem: Lê Quỳnh, điện báo BBC, “Gặp nhà Hồ chí Minh học ở Quảng Tây”, http://www.bbc.co.uk/
[18]Xem: “Quốc kỳ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, http://www.cpv.org.vn/
[19]Xem: Nguyễn Quang Duy, 2006, “Hồ Chí Minh – Tuyên ngôn Độc lập – Hiến pháp 1946”,
http://www.thongluan.org
[20]Xem: Bùi Thanh, 2006, báo Tuổi trẻ, “Nền cộng hòa 49 ngày” – Kỳ 5: Tác giả quốc kỳ: vẫn là dấu chấm hỏi
[21]Xem: “Quốc kỳ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, http://www.cpv.org.vn/
[22]Xem: “Flag of China”, http://flagspot.net/flags/
[23]Xem: Nguyễn Quang Duy, 2006, Hồ Chí Minh – Tuyên ngôn Độc lập – Hiến pháp 1946,
http://www.thongluan.org
Băn khoăn về màu cờ cho Việt Nam năm 1945
Hình tư liệu chụp lễ đốt hương trước hình bảo đồ Việt Nam, ảnh vua Bảo Đại và cờ trong thập niên 1940, không rõ năm cụ thể |
Các bạn đọc lại bài của nhà văn Vũ Bằng hồi tháng 4/1945 về chuyện chọn lá cờ màu gì cho Việt Nam sau ngày Nhật đảo chính Pháp, với lời dẫn của nhà phê bình Lại Nguyên Ân về bối cảnh lịch sử đặc biệt đó:
"Sau sự kiện ngày 9/3/1945 (quân Nhật làm đảo chính để nắm toàn bộ chủ quyền quân sự và chính trị ở Đông Dương, loại bỏ vai trò của Pháp), một tin được loan đi khắp nơi trong nước là phía Nhật sẽ trao trả chủ quyền cho Việt Nam; trên các báo người ta đọc thấy những giọng điệu phấn khởi về việc "vì một sự tình cờ may mắn, nước ta được quân đội Nhật giúp thoát khỏi ách đô hộ của Pháp"; có tin nội các Trần Trọng Kim, "nội các đầu tiên của nước Việt Nam độc lập" đang chuẩn bị "trưng cầu ý kiến về việc tổ chức chính thể Việt Nam".
Bài sau của Vũ Bằng trên Trung Bắc Chủ Nhật là nằm trong dòng của các diễn biến ấy, về vấn đề quốc kỳ.
"Ba việc mà Nội các bắt tay vào làm ngay là chọn quốc hiệu, nghĩ quốc kỳ, tìm quốc ca.
Quốc hiệu ta là Việt Nam. Quốc ca đang đặt. Còn quốc kỳ, theo một tin trước, toàn một màu vàng. Nhưng theo một tin Domei mới đây thì đức Bảo Đại vẫn chưa ưng chuẩn.
Ai lại còn không biết rằng quốc kỳ là biểu hiện tinh thần một dân tộc, một quốc gia, vậy ta không thể cẩu thả được.
- Nội các Trần Trọng Kim: 5 thành tựu trong 4 tháng
- 'Chính phủ Việt Nam và tình thế trong nước' 1945-46
- Ngoại giao Pháp và những cơ hội bị bỏ lỡ của VN
- Cuộc chiến ít biết của quân Anh ở Việt Nam
Có người cho rằng màu vàng, theo luật quốc tế, là màu bệnh tật. Sự thực, màu vàng và hai ô đen mới là màu báo bệnh tật truyền nhiễm; cờ toàn màu vàng là một dấu hiệu tỏ ra rằng tàu phải đỗ bốn mươi ngày mới được vào bờ. Nghĩa là phải đợi.
Nước ta muốn tiến, không muốn đứng, − bởi vì đứng là lùi, − không thể dùng được sắc toàn vàng làm quốc kỳ.
Có người, trái lại, lại cho rằng theo luật hướng đạo quốc tế, thì màu vàng tỏ sự chớm nở, sự bắt đầu của một cuộc đời, sự sinh sống, cũng như màu xanh biểu hiện thiên nhiên và màu đỏ là màu hy sinh quyết liệt. Vậy dùng màu vàng cũng được không sao.
Bên nào hữu lý? Gác chuyện ý nghĩa của màu sắc theo luật quốc tế, ta để ý nhìn vào thực sự xem sao.
Đối với nhà mỹ thuật, màu vàng là màu quảng cáo, nhưng cứ mắt nhiều người trông thấy thì những lá cờ vàng treo trong các phố gần đây gợi cho ta một ý buồn tẻ phẳng lặng không được vui mắt hứng khởi lòng cho lắm. Màu vàng không "thực thà".
Những cờ đó, dãi dầu mưa nắng, sẽ phai đi và thành ra màu gì? Màu trắng. Có ai lại muốn rằng khắp nước ta sẽ treo cờ màu trắng cả không? Đó là màu cờ hàng. Buồn lắm.
Nguồn Hình Ảnh, Getty Images. Vua Bảo Đại thời Pháp thuộc -hình tư liệu. Theo Vũ Bằng thì có lúc người Pháp đã can thiệp vào việc soạn ra lá 'cờ giữa đỏ hai bên vàng' cho triều Nguyễn |
Xét về phương diện nhiếp ảnh, những lá cờ màu vàng, dù là vàng thẫm, một khi lên ảnh, cũng không có gì làm vui mắt ta hơn. Bởi vì lên ảnh màu vàng hoá ra màu xám.
Ta muốn vui mà sống, mạnh bạo mà hy sinh cho tổ quốc chứ có muốn quanh năm suốt đời buồn thảm đâu.
Vì những lẽ đó, nhiều người bàn rằng không nên dùng cờ sắc toàn vàng, cũng như ta không nên dùng cờ giữa đỏ hai bên vàng của Pháp chế ra hồi trước đây. Cờ vàng có tua chung quanh, viền hai chỉ đỏ, giữa có mây và rồng xanh là cờ cúng lễ, không thể dùng làm quốc kỳ được.
Theo chỗ biết của chúng tôi thì hiện nay chánh phủ Việt Nam đang nghĩ về chuyện đó và có nhiều người gom góp nhiều ý kiến khá hay.
Người thì chủ trương dùng màu đỏ viền vàng, lấy cớ dân tộc Việt Nam quyết liệt hy sinh mà vẫn giữ được cái tiêu biểu tinh thần của nước Việt Nam từ hai ngàn năm trước.
Người thì chủ trương cờ đỏ ba sao vàng, lấy cớ rằng ba sao là ba kỳ, ba kỳ hợp nhất để quyết liệt hy sinh cho đất nước.
Cờ màu thiên thanh?
Đáng để ý, còn ý kiến của ông tá lý Nguyễn Đình Lân, tòng sự tại Viện Bảo tàng Khải Định (Huế).
Ông Nguyễn lấy bốn câu thơ "Nam quốc sơn hà nam đế cư/ Tiệt nhiên định phận tại thiên thư/ Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm/ Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư" của Lý Thường Kiệt làm đích và chủ trương rằng quốc kỳ nên đặt theo ý nghĩa hai câu thơ đó. Thụ mệnh nơi trời. Hy sinh cho nước.
Và ông chủ trương nên lấy màu đỏ và màu xanh làm quốc kỳ, ý rằng màu xanh là màu thiên nhiên, màu trời, còn màu đỏ, màu máu, là màu hy sinh cách mệnh.
Ý nghĩa cũng hay, nhưng màu xanh đi với màu đỏ "giết nhau", dưới con mắt nhà mỹ thuật.
Nguồn Hình Ảnh, Dea / A. Dagli Orti. Một hình tiền năm 1953 với hình cựu hoàng Bảo Đại |
Không biết các nhà cầm quyền đối với ý kiến của ông Nguyễn Đình Lân ra thế nào?
Quốc kỳ nên dùng màu sắc gì? Đỏ, sao vàng; đỏ viền vàng; xanh và đỏ hay xanh, đỏ viền vàng?
Đã đành việc đó là việc của chánh phủ giải quyết, nhưng các tầng lớp dân chúng, nhất là các nhà mỹ thuật, cũng nên góp gom ý kiến vào. Quốc kỳ phải có ý nghĩa, đã đành; nhưng việc chọn lựa xếp đặt màu sắc cho nhịp nhàng, cũng cần phải để ý cho đẹp mắt, để cho người ngoại quốc có một cảm tưởng tốt về dân tộc mình."
Vũ Bằng, Trung Bắc chủ nhật, Hà Nội, s.245 (20/5/1945).
Bài đã được đăng trên trang http://lainguyenan.free.fr
Japan unveils Tokyo 2020 Olympic logos
Japan's Olympic organisers have unveiled the new official logos of the 2020 Tokyo Olympic and Paralympic Games.
TOKYO 2020 |
The logo, called Harmonized Chequered Emblem, replaces the first choice which was thrown out last year after the designer was accused of plagiarism.
The designer denied stealing the idea.
Organisers said the new design used traditional Japanese colours and patterns to represent the intercultural themes of the Games.
"It incorporates the message of 'unity in diversity'," they said, and the idea that the Games "seek to promote diversity as a platform to connect the world".
TOKYO 2020/ THEATRE DE LIEGE A Belgian artist said there were too many similarities between the Tokyo 2020 logo and his theatre logo |
When designer Asao Tokolo found out he had won the re-opened contest he said "my mind has gone blank". "I put a lot of time and effort into this design as though it was my own child."
The first design was rejected after Belgian artist Olivier Debie alleged it copied his design for a theatre logo.
The Games organising committee never agreed to the allegation of plagiarism but said there were too many doubts over the emblem for it to be used.
The logo dispute came shortly after Tokyo decided to scrap the designs for the main Olympic stadium because of spiralling construction costs.
A cheaper design, by Japanese architect Kengo Kuma, was chosen in December last year.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét