25 tháng 4 2024

Ân xá Quốc tế: Việt Nam dùng phần mềm gián điệp nhắm vào những người chỉ trích chính phủ

2024.04.25 - RFA

Ân xá Quốc tế: Việt Nam dùng phần mềm gián điệp nhắm vào những người chỉ trích chính phủ
HÌnh minh hoạ người làm việc với máy tính và ổ khoá trước dòng chữ "an ninh mạng" trên nền mã nhị phân (minh hoạ)

Việt Nam sử dụng công nghệ phần mềm gián điệp để nhắm vào những người chỉ trích Chính phủ, hoặc bất cứ ai có hoạt động liên quan các vấn đề mà Hà Nội cho là “nhạy cảm”.

Đó là nhận định trong Báo cáo Tình trạng Nhân quyền Thế giới của tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) công bố ngày 23 tháng tư.

Ân xá Quốc tế cho biết một nghiên cứu của tổ chức này phát hiện: từ tháng hai đến tháng sáu năm 2023, một chiến dịch có liên quan đến cơ sở hạ tầng của phần mềm gián điệp tấn công có tên Predator do nhà cung cấp Intellexa phát triển đưa ít nhất 50 tài khoản mạng xã hội vào tầm ngắm. Những tài khoản mạng xã hội này thuộc 27 cá nhân và 23 tổ chức; một vài trong số đó là người Việt Nam.

Bên cạnh đó, các công cụ của Intellexa còn được bán cho những công ty Việt Nam có liên quan đến Bộ Công an.

Theo nghiên cứu của Ân xá Quốc tế, đặc vụ của Chính phủ Hà nội có thể đứng đằng sau chiến dịch sử dụng phần mềm gián điệp vừa nêu.

Báo cáo của Ân xá Quốc tế cũng nêu ra những trường hợp cụ thể về việc Việt Nam tiếp tục truy tố, bắt giữ các nhà báo, các nhà hoạt động chính trị, các nhà hoạt động môi trường, các nhà hoạt động khác chỉ vị họ bày tỏ quan điểm của họ. Đó là những người như blogger/nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng, Trương Văn Dũng, Bùi Tuấn Lâm, Đường Văn Thái, Hoàng Thị Minh Hồng, Lê Hữu Minh Tuấn…

Báo cáo của Ấn xá Quốc tế còn kết luận Việt Nam vẫn giữ số liệu về các vụ tử hình án tử hình là bí mật quốc gia.

Báo cáo Tình trạng Nhân quyền Thế giới 2023 của Ân xá Quốc tế thu thập nêu quan ngại về thực tế liên quan tại 155 quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét