27 tháng 4 2024

Tại sao quan chức và doanh nhân Việt Nam đều là tù nhân dự bị?

Thứ Sáu, 04/26/2024 - 03:13 — Nguyễn Văn Đài

Ảnh của nguyenvandai

Hệ thống chính trị, pháp luật của nhà nước cộng sản Việt Nam được thiết kế như những cái bẫy cho người dân, doanh nhân và chính các quan chức từ trung ương tới địa phương.

Đối với người dân

Hiến pháp Việt Nam công nhận các quyền tự do, dân chủ như quyền tự do, ngôn luận, tự do báo chí, hội họp, lập hội, biểu tình.

Trong khi đó, Bộ Luật hình sự lại qui định các điều luật như 117, 331 để phạt tù người dân khi họ thực hiện các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp,..

Điều 109 để phạt tù người dân khi họ thực hiện quyền tự lập hội, lập đảng.

Điều 118 và 318 để phạt tù người dân thực hiện quyền tự do biểu tình.

Mục đích là để đảng CSVN độc quyền cai trị đất nước và người dân. Đảng CSVN không chấp nhận bất cứ tiếng nói đối lập, khác biệt nào. Đảng CSVN cũng không chấp nhận các cá nhân, tổ chức đối lập.

Mọi người dân Việt Nam đều là tù nhân dự bị khi họ muốn sống ngay thẳng, chính trực, thực hiện quyền con người theo Hiến pháp và lên tiếng trước những bất công của xã hội.

Đối với quan chức.

Nhà nước CSVN trao cho các quan chức từ trung ương tới địa phương quyền lực. Các quan chức có quyền lực, có quyền cấp phép, phê duyệt các dự án, có quyền ban phát ân huệ, lợi ích cho quan chức cấp dưới, doanh nghiệp và người dân,…

Trong khi đó, hệ thống chính trị thiếu vắng tất cả các cơ chế giám sát quyền lực như không có các đảng đối lập, không có tam quyền phân lập, không có báo chí tự do, các tổ chức xã hội dân sự,…

Bởi vậy trước khi trở thành quan chức thì họ đã bị tha hoá về tư tưởng và nhận thức. Khi trở thành quan chức từ địa phương tới trung ương, rất nhanh chóng họ bị quyền lực làm tha hoá về nhân cách và mọi hành vi công vụ.

Các quan chức bắt đầu lợi dụng các sơ hở của pháp luật, chính sách để tham ô, chuộc lợi; lập nhóm lợi ích trong cơ quan để tham nhũng; liên kết với các quan chức ở các ngành khác, địa phương khác để cùng tham nhũng; lập các nhóm lợi ích với các doanh nghiệp; áp bức người dân để chiếm đoạt đất đai, tài sản,…

Có thể nói rằng 80% đến 90% các hành vi, các hoạt động công vụ hàng ngày của các quan chức là hành vi vi phạm pháp luật, hành động phạm tội.

Quan chức có chức vụ càng cao, thâm niên làm việc càng dài thì thành tích vi phạm của họ càng lớn.

Như vậy khi trở thành quan chức tức là họ đã trở thành tù nhân dự bị.

Khi các hành vi vi phạm pháp luật của họ bị phát giác do các cuộc đấu đá tranh giành quyền lực với các đối thủ trong đảng của họ. Họ trở thành tù nhân chính thức. Đồng thời, họ cũng kéo theo các doanh nghiệp, doanh nhân sân sau của vào vòng lao lý.

Đối với doanh nhân.

Trong chế độ chính trị thối nát và hủ bại ở Việt Nam. Mọi người dân Việt Nam đều có thể thấy được rằng nếu họ khởi nghiệp kinh doanh mà được một quan chức nào đó, chức vụ càng cao càng tốt bảo kê, giúp sức,… thì chắc chắn công việc kinh doanh sẽ vô cùng thuận lợi.

Bởi vậy có những người trước khi khởi nghiệp kinh doanh, họ đã tìm đến với các quan chức để bàn bạc, thoả thuận,…, và cuối cùng cấu kết với nhau để người thì lập doanh nghiệp kinh doanh, người sẽ dùng quyền lực chính trị để bảo kê, giúp sức,…

Có những người mà họ có người nhà, người thân làm quan chức, thì họ thành lập doanh nghiệp để được quan chức là người nhà, người thân bảo kê, giúp sức,…

Ở chiều ngược lại, mỗi quan chức ở mỗi vị trị khác nhau, họ đều biết cần đến những doanh nghiệp sân sau để phục vụ cho lợi ích của họ.

Bởi vậy, các quan chức trực tiếp tìm đến doanh nghiệp để hợp tác làm ăn.

Ở Việt Nam, những người kinh doanh nhỏ để kiếm sống qua ngày như những người bán hàng nước, hàng ăn sáng, ăn trưa, ăn tối ở vỉ hè, lòng đường,… cũng đều bị các quan chức chính quyền, công an cấp phường, xã cưỡng bức để bảo kê. Hàng tháng những người kinh doanh nhỏ này phải nộp tiền bảo kê cho các quan chức trên. Nếu không thì những người kinh doanh nhỏ không thể tồn tại bởi sự sách nhiễu, gây khó khăn của các quan chức địa phương.

Các quan chức sẽ giúp các các doanh nghiệp, doanh nhân các hành vi vi phạm pháp luật như: trốn thuế; vi phạm các quy định về đấu thầu; vi phạm các quy định về quản lý đất đai; đưa hối lộ; lừa đảo; tham ô; buôn lậu; kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; thao túng thị trường chứng khoán;…

Như vậy, gần như 100% các doanh nhân đều có từ một tới nhiều hành vi vi phạm pháp luật trong suốt quá trình kinh doanh của họ. Thời gian kinh doanh càng lâu thì mức độ vi phạm pháp luật càng trầm trọng.

Trở thành doanh nhân cũng là bắt đầu trở thành tù nhân dự bị.

Và khi các hành vi vi phạm pháp luật của các doanh nhân bị phát giác do sự tố cáo của các doanh nghiệp đối thủ, do các quan chức bảo kê ngã ngựa. Các doanh nhân trở thành tù nhân chính thức.

Những ví dụ điển hình trong thời gian gần đây về mối quan hệ giữa doanh nhân và quan chức:

Vụ Vạn Thịnh Phát của doanh nhân Trương Mỹ Lan đã kéo hàng loạt các quan chức của Ngân hàng nhà nước vào vòng lao lý;

Vụ tập đoàn Phúc Sơn của doanh nhân Nguyễn Văn Hậu kéo theo bí thư, chủ tịch, các phó chủ tịch của tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Quảng Ngãi vào vòng lao lý. Và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng bị mất chức.

Vụ tập đoàn Thuận An của doanh nhân Nguyễn Duy Hưng đã kéo Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, kiêm trợ lý của Chủ tịch QH Vương Đình Huệ là Phạm Thái Hà vào vòng lao lý. Và danh sách các quan chức có liên quan chưa dừng lại.

Tóm lại, dù là doanh nhân, hay quan chức mọi cấp ở Việt Nam đều là tù nhân dự bị.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét