13.4.2024 - Long Ban
Hồi chiều đi nhậu thịt chó Cống Quỳnh, uống nửa lít đế và 3 chai bia, nên ghi nhận được dư luận của dân nhậu thịt chó về vụ việc sụp hầm đường sắt Bãi Gió ở đèo Cả như sau.
Trong bàn nhậu có đứa là dân kỹ thuật công trình GTVT và Bách Khoa, tụi nó dự đoán là: qua gần 1 thế kỷ tồn tại, cái hầm xe lửa xuyên núi mang tên Bãi Gió ở khu vực đèo Cả nay đã gần như "bị mục" toàn bộ. Nguyên nhân là do rung lắc, chấn động, cộng hưởng ...do hàng triệu chuyến tàu chạy suốt gần 1 thế kỷ qua. 1 cái hầm nhìn khổng lồ cứng như đá vậy chứ do chấn động cộng hưởng lâu năm...bên trong nó nứt chi chít như tổ ong và mềm như cát, đụng sơ sơ 1 cái là sụm xuống như cây mục á. Đường hầm này rất dài, hơn 900m. Trong tương lai, 1 đoàn tàu dài 200m, chứa vài trăm hành khách, đi đến giữa hầm mà nó sụp xuống 1 cái...là thành phim ma luôn. Hành khách chưa chắc chết ngay vì bị cát đá đè đâu mà vì khung tàu rất cứng, nhưng sẽ chết vì...ngộp thở.
Trong cái đường hầm này hoàn toàn ko có hệ thống thông gió thông khí chiếu sáng gì hết ráo. Mỗi khi chui vô cái hầm này, hành khách đều luôn nghe mùi khói dầu diesel đặc sệt, đó là do hàng triệu chuyến tàu thải ra và cứ quanh quẩn nằm mãi trong đó suốt gần thế kỷ. Tất nhiên là chuyến tàu sau sẽ đuổi đi 1 phần khói của chuyến tàu trước xả ra, nhưng nói chung là lượng khói còn tồn trữ là đậm đặc.
Kịch bản phim ma như sau:
- Nếu sụp hầm phía đuôi tàu, mà cát đá ko đè lên toa nào, thì chuyến tàu đó sẽ bình an thoát khỏi đường hầm tử thần...mà ko ai biết. Cái này là hên lắm nhe.
-Nếu hầm sụp ngay trước đầu máy, cái này thì khỏi nói, dồn toa đè ép ở tốc độ 60 70 km/h thì chết rất đông ngay từ đầu, số còn lại sẽ rất ít người đủ sức khỏe, ít chấn thương và đủ sức mò xuống tàu và đi ngược lại để thoát ra khỏi hầm.
-Nếu hầm sụp vào phần thân hay đuôi tàu, nếu lượng đất đá ít hay ko quá nhiều, ko dẫn đến trật bánh...thì tàu vẫn có thể thoát ra khỏi hầm.
- Nếu lượng đất đá quá nhiều, sụp vào phần thân hay đuôi tàu, gây trật bánh thì hy vọng 1 số toa gần đầu tàu bằng trớn di chuyển sẽ thoát đc ra cửa hầm cùng với đầu tàu.
-Còn nếu mà nó sụp đổ dây chuyền, sụp toàn bộ cái hầm ở mức độ chôn sống toàn bộ con tàu và mấy trăm hành khách trên đó, thì quốc tang có mà 1 tháng, cùng hàng trăm mẩu chuyện tang thương, do dân tình tự bịa ra.
Lưu ý rằng là trong cái hầm ấy ko có miếng sóng điện thoại nào hết. Ấy là tui xài Mobile và Vina, còn số vịch têu thần thánh có sóng hay ko thì tui ko biết.
Giải pháp: nếu sụp cái hầm này thì các hầm khác cũng có khả năng cũng ở tình trạng tồi tệ tương tự. Cho nên giải pháp tối ưu nhất là xóa toàn bộ các hầm cũ từ thời Pháp , khoan mới xây mới toàn bộ các hầm, hoặc bỏ hầm làm đường đi bên ngoài nếu có thể. Công cuộc này xem như làm mới xây mới lại toàn bộ hệ thống đường sắt VN theo khổ đường quốc tế 1,435 m jj đó. Còn tuyến đường sắt cũ chỉ khai thác loanh quanh các khu vực ko có hầm. Công cuộc này nghe đâu tốn kém mấy trăm tỷ đô la, mà đâu có thu tiền ngay được như các hầm đường bộ cho xe hơi.
Hiện nay nhà tàu ở khu vực sụp hầm đang gia cố theo kiểu truyền thống là dựng khung sắt, lót dầm bằng thép tấm và đổ bê tông để xài tạm trước mắt, nhưng giải pháp này ko ổn, vì mới dựng đc 1 khúc thì nó sụp tiếp lần 2, môi răng lẫn lộn...phải làm lại tử đầu òi. Phải chờ hết ngày 14 hay 15/4 mới biết kết quả ra sao.
Giả sử ngon lành hết rùi, tức là sửa chữa ngon hàng ở khúc mới sụp ấy, rồi cho tàu chạy lại, thì chắc gì ở gần 1 km hầm trước mắt...nó sẽ ngon cho các cụ?
Nếu ý thức đc những rủi ro tiềm ẩn như đã nêu thì:
Quan cụ ông, quan cụ bà nào dám ký lệnh cho tàu chạy lại như bình thường nhể?
Rồi bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm nhân thọ...cho đội ngũ lái tàu, trưởng toa, nhân viên...và hàng trăm hàng ngàn hành khách dập dìu dịp lễ tết?
Nghĩ đến cảnh tàu bị chôn giữa hầm mà đến vài tuần sau mới moi ra được ...???
Trên đây là thông tin ghi nhận được từ 1 đám nhậu thịt chó, say xỉn, thiếu hiểu biết, kém chuyên môn...mà hay lên mặt vẽ vời dạy đời.
CSGT sẽ bắt hết chúng mày cho sáng mắt ra..
Theo FB Hoang Thien Nga.
Đất đá tiếp tục sạt lở, bịt kín cửa hầm đường sắt qua đèo Cả
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét